Đơn cử như ở mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, Trung Quốc vẫn tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu hơn 866 triệu USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ 2016.

Trung Quốc vẫn là bạn hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

Anh Thư | 20/02/2017, 16:06

Đơn cử như ở mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, Trung Quốc vẫn tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu hơn 866 triệu USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ 2016.

Trong 10 nhóm hàng được nhập khẩu nhiều nhất vào Việt Nam tháng 1.2017 thì Trung Quốc đã góp mặt ở 5 nhóm hàng với vai trò như là bạn hàng lớn nhất, từ máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; máy tính, sản phẩm điện từ vàlinh kiện khác; điện thoại và các linh kiện; sắp thépđến vải các loại. Đó là chưa kể đến giá trị nhập khẩu từ nhóm "các loại hàng hoá khác".

Đáng chú ý là sự nổi lên của bạn hàng Hàn Quốc ở hầu hết các nhóm hàng chủ yếu và hầu hết đều tăng giá trị nhập khẩu. Ngoài nhóm điện thoại, linh kiện điện tử lâu nay thìnổi bật là nhóm xăng dầu với lượng nhập khẩu cao gấp 5 lần so với tháng 1.2016 (lượng xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quốc xếp thứ 3 năm 2016), hay nhóm máy móc thiết bị có giá trị tăng đến 64%.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp FDI chiếm tỉ lệ rất lớntrong3 nhóm hàng có giá trị nhập khẩu cao: Máy móc 1,37/2,34 tỉ USD, máy tính 1,94/2,13 tỉ USD và điện thoại 723/834 tỉ USD.

Còn nhìn chung thì hàng hóa nhập khẩu trong tháng 1.2017 giảm mạnh so với tháng 12.2016 nhưngtăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2016. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu vẫn tập trung vào 10 nhóm hàng chủ yếu chiếm 65% cơ cấu nhập khẩu hàng hóa trong tháng 1.2017. Trong đó, điện thoại và linh kiện chiếm 16,2%; hàng dệt may chiếm 15%; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 10,5%...

Dưới đây là biểu đồ Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá của Việt Namtrong tháng 1.2017 và các số liệu cụ thể, theo HQOnline:

Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: Giá trị nhập khẩu2,34 tỉ USD, tăng 9,1% so với tháng 1.2016; trong đó nhập khẩu của khối các doanh nghiệp FDI là 1,37 tỉ USD, tăng 24,8% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu gần 966 triệu USDgiảm 9,7%.

Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là hơn 866 triệu USD, tăng 10,4%; tiếp theo là các thị trườngHàn Quốc đạt gần 615 triệu USD, tăng 64%; Nhật Bản đạt 241 triệu USD, giảm 28,1%; EU đạt 216 triệu USD, giảm 5,04%... so với tháng 1.2016.

Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Kim ngạch nhập khẩu gần 2,13 tỉUSD, tăng 7,6% so với cùng kỳ 2016. Trong đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư ngước ngoài FDI nhập khẩu hơn 1,94 tỉ USD.

Nhóm hàng này trong tháng chủ yếu được nhập khẩu từ Hàn Quốc với kim ngạch 681 triệu USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm trước, Trung Quốc đạt 482 triệu USD, tăng 8%; Đài Loan đạt 230 triệu USD, tăng 4,9%

Điện thoại các loại và linh kiện:Giá trị nhập khẩuđạt 834 triệu USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó khối doanh nghiệp có vốn FDI đạt 723 triệu USD.

Nhóm hàng này chủ yếu được nhập từ Trung Quốc với 493 triệu USD, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2016; nhập khẩu từ Hàn Quốc 250 triệu USD, tăng 24,5%...

Sắt thép các loại: Lượng nhập khẩu đạt 1,23 triệu tấn giảm 14,9% so với cùng tháng 1.2016 với trị giá 664 triệu USD, tăng 21,5%.

Việt Nam nhập khẩu sắt thép các loại chủ yếu từ các quốc gia: Trung Quốc đạt 679.000 tấn, giảm 23,1%; Hàn Quốc đạt hơn 175.000 tấn, tăng 27,6%... so với cùng kỳ năm 2016.

Vải các loại: Giá trị nhập khẩu 662 triệu USD, giảm 15,4% so với cùng kỳ năm 2016; chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với 374 triệu USD, giảm 12,7%; Hàn Quốc đạt 121 triệu USD, giảm 14,8%; Đài Loan 84 triệu USD, giảm 23,5%...

Xăng dầu các loại: Lượngnhập khẩu đạt gần 910.000 tấn, trị giá là 494 triệu USD, tăng 21,4% về lượng và tăng 107,5% về trị giá so với tháng 1.2016.

Chủ yếu nhập từ: Hàn Quốc293.000 tấn, tăng gấp 5 lần; Singapore269.000 tấn, giảm 31,4%; Malaysia 178.000 tấn, tăng 133,6%; Thái Lan 108.000 tấn, giảm 16,7%... so với tháng 1.2016.

T.Anh
Bài liên quan
Mexico hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc
Ngày 13.1, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum công bố kế hoạch kinh tế hướng đến hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc - động thái mà hãng Reuters nhận định nhằm mục đích lấy lòng Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, giảm nguy cơ bị ông áp thuế.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc vẫn là bạn hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam