Theo TS.Trần Đình Thiên, việc thay đổi cấu trúc sở hữu (tức cổ phần hóa) DNNN là yếu tố nền tảng để giải quyết vấn đề hiệu quả hoạt động/kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm cổ phần hóa là một sai lầm... Một hệ quả nguy hiểm của việc dùng khái niệm cổ phần hóa là cách viết “doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã hiệu quả hơn”.

TS.Trần Đình Thiên: Cổ phần hóa là một khái niệm sai lầm

Bùi Trí Lâm | 23/09/2019, 17:44

Theo TS.Trần Đình Thiên, việc thay đổi cấu trúc sở hữu (tức cổ phần hóa) DNNN là yếu tố nền tảng để giải quyết vấn đề hiệu quả hoạt động/kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm cổ phần hóa là một sai lầm... Một hệ quả nguy hiểm của việc dùng khái niệm cổ phần hóa là cách viết “doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã hiệu quả hơn”.

Ngày 23.9, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Chương trình Aus4Reform tổ chức hội thảo “Kiến nghị quan điểm, phương hướng cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đến năm 2030, kế hoạch 2021-2025”.

Khoác cái áo ổn định kinh tế vĩ mô cho DNNN là sai

Phát biểu tại hội thảo, TS.Nguyễn Đình Cung nói rằng: cần phải xem xét lại chức năng, vai trò và nhiệm vụ của DNNN trong nền kinh tế. Ở nhiều nước, khu vực kinh tế nhà nướclớn hơn của ta nhiều, thu chi ngân sách cũng hơn, nhưng họ không nói DNNN là chủ đạo. Mình áp dụng không đúng theo thông lệ và khoa học.

“Theo tôi phải định vị lại vai trò DNNN, đừng khoác cho nó nào là thúc đẩy, hướng dẫn mà hãy đểnó thực hiện vai trò của mình một cách tốt nhất, đó chính là hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận cao nhất, mục tiêulà tìm kiếm lợi nhuận...Nếukhoác cho nó cáiáo doanh nghiệp thì phải cho nó thế”, ông Cung nói.

Bên cạnh đó, việc khoác cho DNNN cái áo ổn định kinh tế vĩ mô cũnghoàn toàn sai. Lấy EVN làm ví dụ, khi xu hướng giá xăng dầu lên thì đem giữ lại, không bán giá ấy. “Nó phải thua vì giá lên, đầu vào lên, đến lúc giá giảmvà ổn định thì điều chỉnh tăng lên làvô lý. Hoạt động theo quy luật thị trường như thế chỉ làm cho doanh nghiệp bị đè nén, rồi làm sai lệch tín hiệu của thị trường và rồi doanh nghiệp luôn thua lỗ,cuối cùng là NSNN phải bù”, ông Cung nói.

Ôngcho rằng đã đến lúc phải thay đổi tư duy về DNNN chứ làm như lâu nay là không thể đột phá. DNNN kinh doanhvẫn phải dựa trên nguyên tắc thị trường, đó là cái cần phải cải cách đầu tiên. “Muốn để cho cạnh tranh trên thị trường phải chotự chủ, tự chủ trong phạm vi chủ sở hữu đặt ra, ít nhất là như thế”, ông Cung nêu.

“Hãy giao cho DNNN những nhiệm vụ đủ cao mà chỉ người tài mới làm được. Đừng giao những nhiệm vụđủ thấp để ai cũng có thể hoàn thành. Bởi vì những nhiệm vụthấp thì chỉ có giúp cho con ông cháu cha dễ vào DNNN thôi. Và chúng ta đã nhìn thấy thực trạng ấy”, TS.Cung nói và trích dẫn ý kiến của Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng.

Chủ đạo mà như thế thì chết

Theo TS.Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nói đến kinh tế nhà nước thì có 2 nhóm vấn đề: một là khái niệm kinh tế nhà nước, hai là cách đánh giá sứ mệnh của nó.

“Xưa nay, ta để DNNN đối diện với doanh nghiệp tư nhân để khẳng định họ chủ đạo. Sauthấy DNNN không chủ đạo được thì lái sang khái niệm kinh tế nhà nước làm chủ đạo, bởi vì kinh tế nhà nước to như thế nênnó chủ đạo thì ai cãi được. Nhưngkhái niệm kinh tế nhà nước với khái niệm khu vực tư nhân (mà chỉ có mỗi doanh nghiệp) thì không tương đồng”, ông Thiên nói.

Do đó, ông Thiên cho rằng khái niệm kinh tế nhà nước có 2 yếu tố: một là tài sản, hai là cơ chế phân bổ. Về tài sản, ông Thiên đề nghị phân biệt tài sản của kinh tế nhà nước và tài sản nhà nước để cho DNNN kinh doanh. Nếu 2 thứ này không ràng về cấu trúc,cơ chế vận hành thì lập tức có chuyện méo mó, khu vực nhà nước lạm dụng ngay.

Hội thảo Kiến nghị quan điểm, phương hướng cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đến năm 2030, kế hoạch 2021-2025 - Ảnh: Lam Thanh

“Tài sản của nhà nước, nhưng của nhà nước là của ai, lực lượng kinh tế nào có quyền sử dụng nó và dùng theo cơ chế nào. Cho nên cơ chế phân bổ là điều quan trọng. Tôi nghĩ vấn đề đầu tiên là phải làm được khái niệm rõ ràng. Đến lúc này mọi thứ đặt ra rõ ràng rồi, có điều mình có dám nhận diệnrõ hay không thôi. Còn cứ nhắm mắt bảo không có gì rõ ràng cả thì đất nước này có vấn đề về trí tuệ, không đáng được phát triển”, ông Thiên bình luận.

Nói về việc đánh giá vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, ông Thiên cho rằng công lao của kinh tế nhà nước phải được đánh giá bằng toàn bộ nền kinh tế chứ không phải ông cải thiện được một tí rồi bảo ‘thấy tốt chưa’. Đấy làtốt với tư cách riêng thôi, cònvới tư cách chủ đạo thì phải làm cho cả nền kinh tế tốt lên”.

“Chúng ta biết rằng nền kinh tế này có thể tăng trưởng nhưng về chất lượng thì không thay đổi bao nhiêu. Ông chủ đạo mà như thế thì đất nước chết à, phải cắt chức chủ đạo của ông đi chứ, để thằng khác thay… Ví dụ thế!", ông Thiên nói.

Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam ngắn gọn: “Cải cách kinh tế Việt Nam chỉ có 2 vấn đề thôi: một là giải tán kinh tế nhà nước, hai là chuyển nền kinh tế nông dân lạc hậu lên nền kinh tế hiện đại”.

Cổ phần hóa là một khái niệm sai lầm

TS.Trần Đình Thiên cho rằng việc thay đổi cấu trúc sở hữu (tức cổ phần hóa) DNNN là yếu tố nền tảng để giải quyết vấn đề hiệu quả hoạt động/kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm cổ phần hóa là một sai lầm.

“Cổ phần hóa là một khái niệm không có liên quan đến khái niệm thông thường của kinh tế học, một khái niệm hoàn toàn mang định hướng xã hội chủ nghĩa, vì khái niệm cổ phần hóa mong manh đến mức chỉ cần bán 1% cổ phần thôi cũng đã gọi là cổ phần hóa xong rồi. Khái niệm cổ phần hóa mà bán 1% ấy nó chả liên quan gì đến phân bổ nguồn lực và chả dính dáng gì đến cấu trúc sở hữu. Đó là một động tác giả”, ông Thiên nói.

Theo chuyên gia này, đây chính là lý do vì sao Việt Nam có thể thực hiện kế hoạch cổ phần hóa 100% nhưng thực chất chuyển đổi sở hữu chỉ 5%, 7% hoặc 10%. Thậm chí trường hợp như ACV (Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam) bán xong cổ phần còn muốn mua lại. Khi cấu trúc sở hữu không đổi thì quản trị không đổi, vì thế không thể có thị trường bình thường được.

Theo ông Thiên, một hệ quả nguy hiểm của việc dùng khái niệm cổ phần hóa là cách viết “doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã hiệu quả hơn”. Ông cho rằng việc bán một số cổ phần đúng là có làm doanh nghiệp tốt hơn nhưng nếu bán hẳn thì sẽ tốt hơn gấp 10 lần.

Ông cho rằng cần thay khái niệm cổ phần hóa bằng tư nhân hóa. “Tư nhân hóa để nó trở thành động lực quan trọng và vượt qua cả động lực quan trọng. Đấy, chỉ khi nào khái niệm tư nhân hóa bình thường của loài người được áp dụng thì khi đó quá trình này may ra mới diễn ra hiệu quả”.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TS.Trần Đình Thiên: Cổ phần hóa là một khái niệm sai lầm