Chủ tịch AIIB cho biết ngân hàng này sẽ đầu tư vào 6 dự án với tổng giá trị khoảng 1,09 tỉ USD tại các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Trang tin BNRngày 23.9 dẫn lại nguồn từChina Daily cho biết,Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB) sẽ đầu tư 1,09 tỉ USD vào 6 dự án ở các nước thành viên ASEAN.
Cụ thể, tại Triển lãm Trung Quốc-ASEAN lần thứ 16 ởNanning(Nam Ninh, thành phố thủ phủ miền Nam Trung Quốc), Chủ tịch AIIB Jin Liqun (Kim Lập Quần) đã lên tiếng cho biếtAIIB sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong việc thúc đẩy khả năng kết nối giữa Trung Quốc, ASEAN và các quốc gia châu Á khác.
Trong 4 năm qua, AIIB đã đầu tư tổng cộng 1 tỉ USD vào 10 dự án tại6 quốc gia ASEAN và tiếp theo sẽ là các con số nói trên.
"Tôi tin tưởng rằng các thành viên của ASEAN sẽ thu được lợi íchlớn hơn từ sự hợp tác của chúng tôi", ông Jinnói, đồng thời nhấn mạnhsáng kiến Vành đai và Con đường (Belt & Road Initiative)của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường kết nối khu vực ASEAN.
AIIB có trụ sở tại Bắc Kinh, làngân hàng phát triển đa phương do Trung Quốc khởi xướng, tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Bắt đầu hoạt động từ năm 2016, AIIB đã mở rộng lên 100 thành viên và thông qua các khoản vay cho 46 dự án với tổng số vốn trị giá 8,5 tỉ USD cho 18 thành viên.
Trung Quốc nắm 30,34% cổ phần và nắm giữ 26,06% quyền biểu quyết tại AIIB. Mỹ và Nhật Bản hiện vẫn từ chối tham gia ngân hàng này.
Hồi tháng 5.2019, ông Jin Liqun từng kêu gọi các tổ chức tài chính của Nhật Bản màtiêu biểu là Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, với kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng,cần tăng cường hợp tác tín dụng với AIIB.
Việt Namlà một thành viên tham gia sáng lập AIIB, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng có tham gia trong việc quản trị AIIB.
Khoảng 1 năm trước, tại cuộc gặp Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũngở Hà Nội, Phó Chủ tịch AIIB Joachim von Amsberg cho biết, ngân hàng nàyrất quan tâm đến việc hỗ trợ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng cụ thể của Việt Nam,các dự án hạ tầng lớn do tư nhân triển khai như các dự án sân bay, đường cao tốc. AIIB có thể hỗ trợ để đánh giá, hoàn thiện các khung pháp lý về đầu tư PPP, từ đó có thể xem xét cho vay đối với các dự án này để thúc đẩy các dự án phát triển cơ sở hạ tầng.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định việc AIIB có thể cung cấp các sản phẩm tài chính cho cơ sở hạ tầng mà không cần có bảo lãnh của Chính phủ là rất phù hợp với chủ trương và định hướng huy động vốn của Việt Nam; đề nghịAIIB phối hợp chặt chẽ với các bộngành, cơ quan chức năng của Việt Nam để sớm thống nhất việc tài trợ vốn cho các dự án hạ tầng cụ thể; nghiên cứu để giảm lãi suất các khoản vay của AIIB cho tương đồng với mặt bằng lãi suất chung; tăng tỷ lệ tài trợ bằng vốn của AIIB cho các dự án và có cơ chế hỗ trợ huy động vốn đồng tài trợ và các hỗ trợ kỹ thuật khác nhằm tăng tính ưu đãi của nguồn vốn AIIB cho Việt Nam.