Sau Arkansas, Idaho, Oregon thì ngày hôm qua (21.5), Tòa án Liên bang lại tiếp tục tuyên phán luật cấm hôn nhân bình đẳng tại bang Pensylvania là vi hiến và buộc tiểu bang này cho phép các cặp đôi đồng tính kết hôn. Tất cả chỉ diễn ra trong vào một tuần lễ của tháng 5.

Tương lai nào cho cộng đồng LGBT Mỹ? (Phần 1)

Một Thế Giới | 22/05/2014, 11:38

Sau Arkansas, Idaho, Oregon thì ngày hôm qua (21.5), Tòa án Liên bang lại tiếp tục tuyên phán luật cấm hôn nhân bình đẳng tại bang Pensylvania là vi hiến và buộc tiểu bang này cho phép các cặp đôi đồng tính kết hôn. Tất cả chỉ diễn ra trong vào một tuần lễ của tháng 5.

Ngoài ra, hàng loạt các tiểu bang khác của Mỹ hiện đang duy trì các điều luật cấm hôn nhân đồng giới cũng phải đứng trước những thách thức mạnh mẽ từ Tòa án cũng như từ phía dư luận xã hội. Vậy thì đâu là tương lai gần cho cộng đồng LGBT Mỹ khi mà phong trào quyền của LGBT đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay?
“Phát súng” của Massachusetts
Phong trào LGBT ở Mỹ bắt đầu vào thập niên 1970 khi một số các cặp đôi đồng giới lên tiếng đòi quyền được kết hôn và quyền được luật pháp bảo vệ như những cặp đôi dị tính. Vào thời điểm đó, mặc dù phần lớn người dân Mỹ đều phản đối nhưng đã có những cuộc diễu hành của người đồng tính tại một số thành phố lớn Đây chính là tiền đề cho các cuộc diễu hành Gay Pride nổi tiếng trên toàn cầu ngày nay. 
Tuong lai nao cho cong dong LGBT My? (Phan 1)
 Cuộc diễu hành Gay Pride tại Thành phố Philadelphia 1972
Mặc dù vậy, mọi thứ dường tồi tệ hơn khi Đạo luật Bảo vệ Hôn nhân (Defense of Marriage Act - DOMA) được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1996. Đạo luật này đã đưa ra định nghĩa về hôn nhân là việc giữa một người nam và một người nữ. Đạo luật DOMA được ví như rào cản rất lớn của cộng đồng LGBT để tiến đến quyền bình đẳng của mình. 
Mãi đến 8 năm sau, nước Mỹ mới thật sự bị "chấn động" khi tiểu bang Massachusetts trở thành tiểu bang đầu tiên thừa nhận hôn nhân đồng giới bất chấp đạo luật DOMA. Phán quyết của chánh án Joseph Tauro lúc đó cho rằng đạo luật DOMA đã vi phạm Tu chính án (điều bổ sung) thứ 10 của Hiến pháp Liên bang. Sự kiện này được ví như một phát súng mở đầu cho hàng loạt các tiểu bang khác của nước Mỹ tiến tới công nhân hôn nhân bình đẳng. 
Tuong lai nao cho cong dong LGBT My? (Phan 1)
Niềm vui của cộng đồng LGBT tại Massachusetts khi trở thành tiểu bang đầu tiên công nhận hôn nhân đồng giới vào năm 2004
Cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông và sự cởi mở của xã hội, người dân Mỹ dần có cái nhìn tích cực hơn về người đồng tính và nhu cầu kết hôn của họ. Các thăm dò và khảo sát xã hội học cho thấy tỉ lệ ủng hộ hôn nhân đồng giới ngày càng tăng lên nhanh chóng. 
“Dự luật số 8”
Khi nhắc đến phong trào LGBT tại Mỹ, không thể không nhắc đến trường hợp tiểu bang California với "Dự luật số 8" (Proposition 8). Một lý do khiến California trở nên đặc biệt vì đây là tiểu bang có số lượng cư dân đông nhất nước Mỹ và có sức ảnh hưởng lớn về mặt chính trị và xã hội. 
Tháng 5 năm 2008, Tòa án Liên bang ở California ra phán quyết công nhận hôn nhân đồng giới ở tiểu bang này. Tuy nhiên, ngay lập tức "Dự luật số 8" được soạn thảo và đệ trình lên với mục đích tái định nghĩa hôn nhân là giữa một nam và một nữ vào trong Hiến pháp tiểu bang. Kết quả của cuộc trưng cầu ý dân là tỉ lệ người ủng hộ Dự luật số 8 đạt 52,24% và do đó Dự luật đã được thông qua, đóng lại cánh cửa hôn nhân dành cho người đồng tính tại California. 
Tuong lai nao cho cong dong LGBT My? (Phan 1)
 Cộng đồng LGBT tại California vận động cho việc phủ quyết Dự luật số 8 năm 2008
Mãi đến tháng 8 năm 2010, trước những đơn kiện của các cặp đôi đồng tính, chánh án Vaughn Walker ra phán quyết “Dự luật số 8” vi phạm hiến pháp Liên bang. Sau nhiều năm kháng án của những người phản đối, cuối cùng ngày 26/6/2013, Tòa án Tối cao Mỹ đưa ra quyết định cuối cùng, bác bỏ đơn kháng án, giữ nguyên phán quyết của chánh án Vaughn Walker và cho phép California tiếp tục công nhận hôn nhân bình đẳng. 
Tuong lai nao cho cong dong LGBT My? (Phan 1)
 
 Niềm vui khi Dự luật số 8 bị Chánh án Vaughn Walker của Tòa án Liên bang bác bỏ năm 2010
Chiến thắng của cộng đồng LGBT tại California được nhận định là một chiến thắng vĩ đại, thể hiện được khát khao được tự do yêu thương và được đối xử bình đẳng. Trường hợp của California tiếp tục mở ra một bước ngoặt mới trong phong trào LGBT ở nước Mỹ. 
(Còn tiếp)
Anh Khang - Ảnh Internet
Đọc thêm:
Tương lai nào cho cộng đồng LGBT Mỹ (Phần cuối)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
1 giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tương lai nào cho cộng đồng LGBT Mỹ? (Phần 1)