Tính đến hết tháng 10.2019, tỷ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đạt khoảng 40%, đứng thứ 2 ASEAN, thứ 8 toàn cầu với hơn 21.000.000 người sử dụng Internet (số liệu công bố bởi Tổ chức quản lý địa chỉ IP khu vực châu Á – Thái Bình Dương, APNIC).

Tỷ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đứng thứ 8 toàn cầu

Thu Anh | 13/12/2019, 21:40

Tính đến hết tháng 10.2019, tỷ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đạt khoảng 40%, đứng thứ 2 ASEAN, thứ 8 toàn cầu với hơn 21.000.000 người sử dụng Internet (số liệu công bố bởi Tổ chức quản lý địa chỉ IP khu vực châu Á – Thái Bình Dương, APNIC).

Theo Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2019 - “VNNIC - 20 năm phát triển cùng tài nguyên Internet Việt Nam” của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tên miền “.vn” là tên miền quốc gia có số lượng đăng ký sử dụng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, top 10 châu Á Thái Bình Dương.

Về địa chỉ IP, đến hết tháng 10.2019, số lượng địa chỉ IPv4 Việt Nam sở hữu đạt 16.001.024 địa chỉ, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 8 khu vực châu Á và đứng thứ 29 toàn cầu.

Theo Báo cáo, đón trước xu thế tất yếu trong ứng dụng IPv6, Việt Nam đã triển khai các hoạt động thúc đẩy và chuẩn bị chuyển đổi sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6 từ năm 2008. Tính đến hết tháng 10.2019, tỷ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đạt khoảng 40%, đứng thứ 2 ASEAN, thứ 8 toàn cầu với hơn 21.000.000 người sử dụng Internet (số liệu công bố bởi Tổ chức quản lý địa chỉ IP khu vực châu Á – Thái Bình Dương, APNIC).

Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2019- Ảnh:VNNIC

Bên cạnh phát triển tài nguyên Internet, Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2019 còn nhấn mạnh tới hệ thống hạ tầng Internet trọng yếu quốc gia. Cụ thể, hiện tại hệ thống máy chủ tên miền (DNS) quốc gia Việt Nam gồm 7 cụm máy chủ, trong đó 5 cụm máy chủ đặt trong nước, 2 cụm máy chủ đặt ở nước ngoài tại nhiều điểm trên thế giới, đảm bảo thông suốt, an toàn cho các hoạt động trên Internet.

Đối với Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX), trong giai đoạn 5 năm đầu tiên Việt Nam kết nối Internet, hiện trạng khách hàng của các ISP trong nước truy cập sang mạng của ISP khác hết sức khó khăn do lưu lượng phải đi vòng ra quốc tế.

Báo cáo cũng chỉ ra nguyên nhân một phần do băng thông Internet quốc tế của Việt Nam còn thấp và kết nối giữa các nhà cung cấp dịch vụ Internet chưa được thực hiện.

Tuy nhiên, trải qua 16 năm xây dựng và phát triển, VNIX đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển Internet Việt Nam, kết nối các doanh nghiệp, giúp giảm thiểu chi phí, đảm bảo tối ưu về chất lượng dịch vụ và an toàn hạ tầng Internet quốc gia.

Thu Anh
Bài liên quan
Hãng internet lớn nhất Hàn Quốc xem xét tương lai của ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Nhật
Naver Corp, hãng internet lớn nhất Hàn Quốc, đang xem xét các lựa chọn để nắm giữ cổ phần của mình trong LY Corp (nhà điều hành Line - ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Nhật Bản) sau áp lực từ Tokyo.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trong 2 năm, Tập đoàn Thuận An trúng nhiều gói thầu thuộc chương trình đặc biệt của Chính phủ
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Trong 2 năm (2022 - 2023), Tập đoàn Thuận An phát triển rất nóng, trúng nhiều gói thầu với tổng giá trị 18.000 tỉ đồng. Trong đó có những gói thầu thuộc nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau COVID-19.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tỷ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đứng thứ 8 toàn cầu