Khi mới bước vào đầu vụ, giá vải thiều bán trên thị trường còn ở mức 70.000 - 80.000 đồng/kg. Đến thời điểm hiện nay, giá bán đã giảm mạnh, có nơi chỉ dao động ở mức 7.000 - 14.000 đồng/kg.
Thông tin từ Bộ Công Thương vừa phát đi cho biết hiệntrái vải sớm Hải Dương đã vào vụ với mức giá 20.000 đồng/kg. Vải thiều tại tỉnh Bắc Giang cũng bắt đầu vào mùa thu hoạchnhưng giá ở mức thấp do chất lượng vải không cao, chỉ đạt 7.000-14.000 đồng/kg. Nhìn chunggiá vải năm nay giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Tại Bắc Giang, các huyện có diện tích vải thiều lớn như Lục Ngạn, Tân Yên, Lục Nam đã bước vào vụ vải thiều sớm. Trên địa bàn huyện Lục Ngạn đã có 11 thương lái Trung Quốc sang thu mua vải thiều sớm. Một số giống vải sớm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được thị trường đón nhận với mức giá cao hơn. Diện tích trồng vải năm nay tại Bắc Giang đạt gần 29.000 ha, sản lượng đạt 150.000 - 180.000 tấn, tăng 90.000 tấn, gần 2 lần so với năm 2017.
Tại Hải Dương, Sở NN-PT-NT Hải Dương cho biết, năm 2018, diện tích vải quả của Hải Dương khoảng 10.500 ha, sản lượng dự kiến từ 55.000 - 60.000 tấn; trong đóvải sớm gồm các giống U trứng, U hồng, U thâm, Tàu Lai... có sản lượng khoảng 20.000 tấn.
Trong khi khu vực được xem là "vựa vải thiều" của cả nước là Bắc Giang, giá vải đang ở mức chạm đáy thì tại thị trường Hà Nội, theo khảo sát của PV, giá vải thiều Bắc Giang, Hải Dương với quả tròn, to đẹp tại các chợ dân sinh trên địa bàn như: Ngã Tư Sở, Thành Công, Hoàng Mai... vẫn ở mức dao động 45.000 - 50.000 đồng/kg. Những giống vải trồng ở ngoại thành Hà Nội cũng như các địa phương khác có giá bán chỉ còn 20.000 - 30.000 đồng/kg, giảm khoảng 50% giá so với đầu mùa..
Trung Quốc năm nay cũng bước vào vụ thu hoạch vải với sản lượng cao kỷ lục. Cụ thể, Đảo Hải Nam (Trung Quốc) đã chính thức bước vào vụ thu hoạch vải. Sản lượng vải toàn đảo đạt 300 triệu kg, mức cao kỷ lục trong nhiều năm, tăng 75 triệu kg so với năm 2017. Mặt khác, diện tích trồng vải ở Đảo Hải Nam là 7.600 ha, sản lượng mỗi ha năm 2018 tăng ít nhất 30% so với năm 2017. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến thương lái Trung Quốc "vắng bóng" trên thị trường vải thiều Việt Nam năm nay, khiến nguồn cung trong nước dư thừa, giá vải giảm mạnh.
Tuyết Nhung