Theo thông tin từ Trung tâm Vũ trụ Việt Nam - VNSC (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), ở những tín hiệu vệ tinh MicroDragon gửi về đầu tiên, các thiết bị trên vệ tinh hoạt động bình thường theo thiết kế. Theo kế hoạch, vệ tinh sẽ đi vào trạng thái hoạt động ổn định trong khoảng từ một đến hai tuần tới.

Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã gửi về những tín hiệu đầu tiên

Thu Anh | 19/01/2019, 15:49

Theo thông tin từ Trung tâm Vũ trụ Việt Nam - VNSC (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), ở những tín hiệu vệ tinh MicroDragon gửi về đầu tiên, các thiết bị trên vệ tinh hoạt động bình thường theo thiết kế. Theo kế hoạch, vệ tinh sẽ đi vào trạng thái hoạt động ổn định trong khoảng từ một đến hai tuần tới.

Thông tin từ Trung tâm Vũ trụ Việt Nam - VNSC (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam),sau khi phóng một ngày, tính đến 10 giờ(giờ Nhật Bản) ngày 19.1, vệ tinh MicroDragon đã có 3 lần liên lạc với trạm mặt đất tại ISAS/JAXA và trung tâm điều khiển tại Đại học Tokyo.

Trước đó, khoảng 10 giờ 55 phút (giờ Nhật Bản) ngày 18.1.2019, vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã tách thành công khỏi tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản, đi vào quỹ đạo, bắt đầu làm việc trong không gian.

MicroDragon là vệ tinh đầu tiên chính thức do đội ngũ nhà khoa học, kỹ sư Việt Nam chế tạo, tích hợp. Vệ tinh này có kích thước 50 x 50 x 50cm, nặng khoảng 50kg. Vệ tinh MicroDragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.

Vệ tinh này cũng sẽ phát hiện độ bao phủ của mây, tính chất của không khí để phục vụ cho việc hiệu chỉnh khí quyển, thu các tín hiệu cảm biến trên mặt đất sau đó chuyển các dữ liệu này một cách nhanh chóng tới các địa điểm cách xa nhau trên Trái Đất.

Theo Tổng giám đốc VNSC Phạm Anh Tuấn đánh giá, khi MicroDragon được đưa vào hoạt động như dự kiến sẽ hiện thực hóa một cách rõ nét lộ trình làm chủ công nghệ vệ tinh của Việt Nam.

Vệ tinh MicroDragon là sản phẩm trong khuôn khổ của Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản thực hiện nhiệm vụ “Đào tạo 36 thạc sĩ công nghệ vũ trụ và thực hành chế tạo thử nghiệm 1 vệ tinh micro (khối lượng khoảng 50kg) tại một số trường đại học của Nhật Bản”.

MicroDrago được phát triển bởi 36 học viên (là các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) theo học tại 5 trường Đại học hàng đầu Nhật Bản: Đại học Tokyo, Đại học Keio, Đại học Hokkaido, Đại học Tohoku và Học viện Công nghệ Kyushu dưới sự đào tạo và hướng dẫn của các giáo sư, chuyên gia trong trường từ năm 2013 - 2017.

Thu Anh
Bài liên quan
3 vệ tinh nặng bằng con voi của NASA sắp ngừng hoạt động, các nhà khoa học lo lắng
Trong vài năm tới, không ai biết chính xác ngày ba vệ tinh của NASA là Terra, Aqua và Aura (mỗi chiếc nặng bằng một con voi) sẽ ngừng hoạt động. Chúng đã bắt đầu trôi dạt, độ cao giảm dần từng chút một.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã gửi về những tín hiệu đầu tiên