Theo tài liệu do Vụ Kinh tế tổng hợp - Bộ Ngoại giao cung cấp được Bộ Tài chính công bố, mức giá bán trung bình trên ki lô gam các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em dưới 6 tuổi (bước 1 - bước 4) của VN vẫn đang cao hơn một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Vì sao giá sữa tại Việt Nam cao hơn Thái Lan, Malaysia?

Một Thế Giới | 15/05/2015, 07:25

Theo tài liệu do Vụ Kinh tế tổng hợp - Bộ Ngoại giao cung cấp được Bộ Tài chính công bố, mức giá bán trung bình trên ki lô gam các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em dưới 6 tuổi (bước 1 - bước 4) của VN vẫn đang cao hơn một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Có hiện tượng thao túng, chuyển giá sữa
Báo cáo tình hình bình ổn giá sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết sau 12 tháng thực hiện bình ổn giá (từ 1.6.2014 đến hết 31 5.2015) và yêu cầu đăng ký giá 6 tháng (từ 31.1.2015 cho đến nay), đã xác định 708 dòng sản phẩm sữa có giá bán lẻ giảm từ 0,1 - 34%. Tiếp đó, sau khi bắt buộc các doanh nghiệp phải kê khai lại giá tương ứng với việc cắt giảm chi phí quảng cáo đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi kể từ 20.4.2015 đã có khoảng 50 sản phẩm tiếp tục giảm từ 1 - 5,5%.
Tuy nhiên, theo tài liệu do Vụ Kinh tế tổng hợp - Bộ Ngoại giao cung cấp được Bộ Tài chính công bố, mức giá bán trung bình trên ki lô gam các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em dưới 6 tuổi (bước 1 - bước 4) của VN vẫn đang cao hơn một số nước trong khu vực Đông Nam A.
Cụ thể, VN bán 16 USD/kg sản phẩm, trong khi đó Thái Lan là 14 USD, Philippines 12,9 USD, Malaysia 10,9 USD, Indonesia 9,5 USD. Lý giải về việc này, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, mặt hàng sữa luôn tiềm ẩn nhiều dấu hiệu biến động bất thường. Do nguồn nguyên liệu để sản xuất sữa trong nước và sản phẩm sữa thành phẩm lớn đều được nhập khẩu do đối tác nước ngoài trực tiếp chỉ định nên dễ bị thao túng, chuyển giá từ nước ngoài khi nhập khẩu vào VN. “Điều này đặt ra những nghi vấn về hiện tượng thao túng, dấu hiệu chuyển giá từ nước ngoài khi nhập khẩu VN” ông Tuấn nói.
Bộ Tài chính đã ra quyết định tiếp tục áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi kể từ 1.6.2015 đến 31.12.2016. Theo đó, tiếp tục thực hiện mức giá tối đa trong khâu bán buôn của 25 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi đã được công bố.
Áp lực nợ công ngày càng lớn
Bộ Tài chính cho biết năm 2014 khối lượng vốn vay nợ công cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đạt khá, đã huy động được 627.000 tỉ đồng. Chính phủ chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí trả nợ. Cụ thể, tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước 2013 là 15,2%; năm 2014 là 13,8% và năm 2015 khoảng 16,1%. Trong khi đó, mức quy định không quá 25%.
Cục Qụản lý nợ và tài chính đối ngoại đánh giá, nợ công đang tăng nhanh, cơ cấu nợ chưa thực sự bền vững, việc sử dụng các khoản vay ngắn hạn cho đầu tư dài hạn làm phát sinh rủi ro tái cấp vốn và tạo ra áp lực trả nợ trong ngắn hạn. Đặc biệt, quy mô nợ công so với GDP đang ở mức cao, gần với ngưỡng được Qụốc hội cho phép (65% GDP).
Nợ công cao, nhưng theo ông Nguyễn Minh Tân, Phó vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính), chủ trương chung vẫn chưa đặt vấn đề giảm bội chi (hiện đang ở ngưỡng 5,3% GDP - PV). Bởi trong các năm qua nhu cầu chi quá lớn, trong khi nguồn thu đáp ứng không đủ. Do đó, Chính phủ phải trình Qụốc hội mức bội chi 5,3% GDP để có thêm nguồn lực tăng chi cho phát triển. “Giảm bội chi tạm thời gác lại cho đến khi cân đối được nguồn” ông Tân nói.
Số liệu nợ mỗi Bộ công bố một kiểu
Trả lời báo chí tại cuộc họp ông Trần Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cho biết, cơ cấu nợ của Chính phủ hiện nay gồm 54% tiền VND, 46% ngoại tệ khác (trong đó USD chiếm 23%). Việc điều chỉnh tỷ giá tăng 1% đồng nghĩa số nợ bằng USD tăng lên, nhưng đồng thời nợ vay các ngoại tệ khác cũng giảm xuống do thời gian qua giá USD giảm giá mạnh so với các đồng tiền này. Do đó, ông Long khẳng định việc tăng giảm tương đương nhau nên nợ công không ảnh hưởng gì.
Con số này có sự khác biệt khá lớn, bởi tại cuộc họp giao ban quý 1/2015 ông Quốc Anh, Vụ phó Vụ Kinh tế dịch vụ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho rằng, việc phá giá VND sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nợ nước ngoài của VN vì hiện VN vay nợ nước ngoài chủ yếu là USD (chiếm 80%). Theo tính toán nếu tăng thêm 1% tỷ giá thì nợ nước ngoài của VN sẽ tăng thêm khoảng 10.000 tỉ đồng.
Theo Anh Vũ / Thanh Niên

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao giá sữa tại Việt Nam cao hơn Thái Lan, Malaysia?