Nga quyết tâm giành chiến thắng trong cuộc đua vắc xin COVID-19 vì muốn chứng minh năng lực nghiên cứu khoa học trình độ cao, phục hồi và phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng và nhắm đến ¼ thị trường vắc xin ngừa coronavirus toàn cầu.
View this post on InstagramXem chi tiết https://motthegioi.vn/goc-video-c-216
A post shared by Vương Gia (@hongvuonggia) on Aug 13, 2020 at 1:22am PDT
Nga đặt mục tiêu điều chế vắc xin COVID-19 là ưu tiên hàng đầu và huy động mọi nguồn lực tập trung cho việc này. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đều hiểu vắc xin COVID-19 không chỉ là phương thức hữu hiệu chiến thắng dịch bệnh mà còn tài sản chiến lược của một quốc gia, có ảnh hưởng vô cùng lớn với thế giới.
Với Nga thì điều chế thành công và đưa ra thị trường vắc xin phòng COVID-19 hiệu quả đầu tiên sẽ là cơ hội để chứng minh năng lực nghiên cứu khoa học trình độ cao, vốn rất có thế mạnh từ thời Liên Xô.
Thành quả này có tác động rất lớn với nền kinh tế đất nước và nâng cao uy tín của Nga trên trường quốc tế.
Một khi có vắc xin thì Nga sẽ chủ động đối phó với sự bùng phát trở lại của dịch bệnh, đồng thời triển khai mạnh mẽ các kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế xã hội vốn chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh.
Hiển nhiên không thể không tính đến đơn đặt hàng 1 tỉ liều vắc xin mà Nga nhận được từ 20 quốc gia đến thời điểm này. Nga được cho đang nhắm đến ¼ thị trường vắc xin toàn cầu có trị giá đến 75 tỉ USD Mỹ.
Bên trên là nhận định từ phóng viên Nhật Linh của VTV ở Nga.
Hôm 11.8, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Bộ Y tế Nga đã chính thức cấp phép cho loại vắc xin đầu tiên trên thế giới ngừa COVID-19 do vi rút SARS-CoV-2 gây ra và xác nhận con gái ông đã được tiêm loại vắc xin này.
Vắc xin COVID-19 do Viện Nghiên cứu dịch tễ học và vi trùng học Gamaleya cùng Bộ Quốc phòng Nga phát triển, đã được Bộ Y tế Nga cấp phép, có hiệu quả phòng ngừa COVID-19 trong hai năm.
Theo Bộ Y tế Nga, các cuộc thử nghiệm lâm sàng với vắc xin được bắt đầu từ ngày 18.6 trên hai nhóm tình nguyện viên. Kết quả thử nghiệm cho thấy vắc xin phát huy hiệu quả và độ an toàn cao. Tất cả các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm đều tự phát triển được kháng thể kháng coronavirus ở mức cao và không có trường hợp nào bị biến chứng nặng do tiêm chủng.
Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết chiến dịch tiêm chủng vắn xin lớn trên toàn quốc sẽ được tổ chức từ tháng 10 tới. Các nhân viên y tế, bác sĩ và các nhóm dễ bị tổn thương có thể được tiêm vắc xin ngay trong tháng 8 này.
Ông Kirill Dmitriev, người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) cho biết vắc xin COVID-19 này được đặt là Sputnik V - tên vệ tinh đầu tiên trên thế giới Sputnik 1 được Liên Xô phóng lên vũ trụ năm 1957.
Theo ông Kirill Dmitriev, Nga đã được đặt hàng sản xuất 1 tỉ liều vắc xin từ 20 nước và dự kiến nó sẽ được sản xuất tại Brazil, khu vực Mỹ Latinh vào tháng 11. Các thử nghiệm lâm sàng dự kiến sớm bắt đầu tại UAE và Philippines.
"Chúng tôi đã đạt các thỏa thuận quốc tế để sản xuất 500 triệu liều mỗi năm và dự định tăng thêm", ông Kirill Dmitriev nói.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty R-Pharm (Nga), Alexei Repik tiết lộ vắc xin COVID-19 mà Nga định cung cấp cho các nước sẽ ở mức giá ít nhất là 10 USD/2 liều.
Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ và là cố vấn y tế Nhà Trắng, đầu tuần trước nói rằng Mỹ trong trường hợp tốt nhất sẽ có hàng chục triệu liều vắc xin COVID-19 sẵn sàng để sử dụng đầu năm 2021. Nếu điều đó thực sự diễn ra, ông dự đoán rằng cuộc sống ở Mỹ sẽ trở lại bình thường sớm nhất vào giữa năm 2021.
Dù vậy, tiến sĩ Anthony Fauci nói rằng vắc xin COVID-19 đầu tiên của Mỹ có thể chỉ có hiệu quả 60%, nếu không muốn nói là thấp hơn. Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ nói rằng xác suất vắc xin COVID-19 có hiệu quả 98% là không lớn.
Tiến sĩ Anthony Fauci nghi ngờ hiệu quả từ vắc xin COVID-19 của Nga khi hôm 31.7 nói hy vọng nước này "thực sự thử nghiệm vắc xin trước khi tiêm cho bất kỳ ai”.
Theo ông Anthony Fauci, cần phải mất từ một năm cho tới 18 tháng để có thể bào chế một vắc xin an toàn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vắc xin Nga để được cấp phép theo tiêu chuẩn của WHO cần trải qua quá trình kiểm tra và đánh giá nghiêm ngặt toàn bộ dữ liệu về tính an toàn, độ hiệu quả trong quá trình thử nghiệm lâm sàng.
Người phát ngôn WHO, Tarik Jasarevic cho biết mỗi nước có các cơ quan cấp phép sản xuất thuốc, vắc xin riêng và WHO cũng có cơ quan tương tự.
Các nhà sản xuất thường xin giấy phép từ WHO vì đây được đánh giá là con tem đảm bảo chất lượng của vắc xin.
Tính đến thời điểm viết bài, Nga là ổ dịch COVID-19 lớn thứ 4 thế giới sau Mỹ, Brazil và Ấn Độ với 907.758 ca bệnh, trong đó 15.384 người chết và 716.396 trường hợp hồi phục.
Mặc ông Trump cấm WeChat, Tencent nói Mỹ chỉ chiếm một phần nhỏ doanh thu
Các nhà sáng tạo video hé lộ bí kíp kiếm 93 tỉ đến 116 tỉ đồng từ TikTok
Nhân Hoàng (video: VTV1)