Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - Nguyễn Hoài Nam khuyến cáo người dân không nên tự ý mua các bộ xét nghiệm kháng nguyên nhanh SARS-COV-2 hay còn gọi là test nhanh về tự kiểm tra cho mình.

Vì sao Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân không nên mua bộ test nhanh COVID-19 trên mạng?

P.V | 16/07/2021, 21:15

Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - Nguyễn Hoài Nam khuyến cáo người dân không nên tự ý mua các bộ xét nghiệm kháng nguyên nhanh SARS-COV-2 hay còn gọi là test nhanh về tự kiểm tra cho mình.

Ông Nguyễn Hoài Nam cho biết điều này trong buổi họp báo cung cấp thông tin về dịch bệnh COVID-19 chiều 16.7.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, test nhanh là món hàng thuộc trang thiết bị vật tư y tế nên cần phải được Bộ Y tế công nhận.

Nếu các bộ test nhanh được các trang mạng chào bán không có tên trong danh mục mà Bộ Y tế thì đương nhiên không hợp pháp.

Hiện nay, TP.HCM đã tập huấn thực hiện test nhanh COVID-19 cho các khu chế xuất – khu công nghiệp, khu công nghệ cao và doanh nghiệp trên địa bàn nhưng chưa có hướng dẫn cho người dân tự thực hiện.

Quy trình lấy mẫu cũng như kỹ thuật thực hiện test nhanh gồm cách lấy mẫu tỵ hầu, đọc kết quả test nhanh không quá khó, tuy nhiên mỗi test nhanh có giá trị tiên đoán, độ nhạy, độ đặc hiệu khác nhau. Những loại test nhanh mà các cơ sở y tế của TP.HCM đang sử dụng đều được Bộ Y tế thẩm định.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều người dân lo lắng và tìm mua các bộ test nhanh về tự thực hiện là không nên.

Các chuyên gia đánh giá nhiều loại test nhanh đang bán trên thị trường chỉ có độ nhạy khoảng 25%. Vì không có độ chính xác cao nên khi chúng ta thử ra kết quả âm tính thì lại mất cảnh giác, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, trong khi kết quả đó có thể là dương tính thì vô cùng nguy hiểm, nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

khong-nen-mua-bo-test-nhan-covid-19-o-nha1.jpg
Các loại kit xét nghiệm nhanh COVID-19 được rao bán tràn lan trên mạng xã hội

Hiện nay, TP.HCM đã triển khai xét nghiệm SASR-COV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR và test nhanh nên khi có nhu cầu, người dân có thể đến các cơ sở y tế để được cung cấp dịch vụ xét nghiệm tầm soát COVID-19. Mức giá cho 2 phương pháp này là 238.000 đồng/mẫu test nhanh và 734.000 đồng/mẫu đơn với xét nghiệm RT-PCR.

Gần đây, trên một số trang thương mại điện tử và mạng xã hội rao bán bộ kit test nhanh SARS-CoV-2 với lời quảng cáo: "Đây là 1 trong 2 bộ kit xét nghiệm được cấp phép bán tại hiệu thuốc nội địa của Hàn Quốc. Một bộ gồm 2 test dùng cho 2 người hoặc 2 lần sử dụng, có kết quả ngay sau 15 phút".

Bộ kit test nhanh phát hiện bệnh COVID-19 đang được rao bán với giá 550.000 - 800.000 đồng/kit, tuỳ nơi sản xuất với lời quảng cáo có kết quả xét nghiệm sẽ có sau 15 phút.

Người bán còn quảng cáo, nếu bảng hiện 1 vạch là âm tính, 2 vạch là dương tính.

Việc lấy mẫu cũng được người bán quảng cáo là "cực kỳ dễ dàng bằng cách dùng que lấy dịch ở mũi, sau đó bơm vào dung dịch và chờ kết quả".

Do nhu cầu cá nhân nên nhiều người đã tự mua các sản phẩm này về để sử dụng.

Đại diện Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) nhận định, các kit test nhanh bán trên thị trường chủ yếu là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không được cơ quan thẩm quyền cấp phép, đánh giá chất lượng.

Những sản phẩm liên quan đến sức khỏe con người cần được các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế kiểm nghiệm và cấp phép. Tổng cục Quản lý thị trường khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm, người bán, đặc biệt không nên mua những mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, bán trôi nổi trên mạng.

Còn Bộ Y tế cho biết người dân hết sức cảnh giác với các kit xét nghiệm rao bán trên mạng bởi chưa biết sản phẩm có hiệu quả trong việc xét nghiệm xác định bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không và đã được các cơ quan Việt Nam kiểm định cũng như được cấp phép lưu hành hay chưa.

Kit xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 rao bán tràn lan có thể là giả, khi thử có thể cho kết quả không đúng. Như vậy, khi xét nghiệm không những không phát hiện ra bệnh mà còn có nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Bộ Y tế không khuyến khích người dân tham gia xét nghiệm và tự xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2, bởi lẽ nếu xét nghiệm có kết quả âm tính sẽ gây ra tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch.

Bài liên quan

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Nếu để lỡ thời cơ là có lỗi với đất nước và nhân dân'
25 phút trước Sự kiện
Sáng 20.1 tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức gặp mặt các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng các khóa nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang 95 năm xây dựng, trưởng thành của Đảng (3.2.1930 - 3.2.2025); tri ân, tôn vinh đảng viên có nhiều công lao đóng góp cho Đảng, cho đất nước; thông tin về tình hình đất nước và chúc tết nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân không nên mua bộ test nhanh COVID-19 trên mạng?