Cơ quan cảnh vệ Liên bang Nga hồi tháng trước công bố mời thầu bảo quản thi hài Lenin trong năm 2016, chi phí khoảng 13 triệu rúp (197.000 USD), Moscow Times đưa tin.

Việc bảo quản thi hài Lenin mỗi năm tốn chưa tới 200.000 USD

10/05/2016, 15:07

Cơ quan cảnh vệ Liên bang Nga hồi tháng trước công bố mời thầu bảo quản thi hài Lenin trong năm 2016, chi phí khoảng 13 triệu rúp (197.000 USD), Moscow Times đưa tin.

Thi hài Lenin hiện được đặt trong một quan tài kính. Mắt ông khép lại, bộ râu và ria đỏ được tỉa gọn gàng, tay đặt trên bắp đùi và mặc một bộ lễ phục giản dị màu đen. Vladimir Lenin, nhà lãnh đạo đầu tiên của Liên Xô, nằm đó như đang ngủ.

Các nhà khoa học tin rằng nếu được trông nom, chăm sóc và ướp định kỳ, thi hài Lenin có thể lưu giữ được qua nhiều thế kỷ.

Khi Lenin qua đời vào tháng 1.1924, nhà nghiên cứu bệnh học nổi tiếng Alexei Abrikosov đã tiến hành khám nghiệm tử thi của nhà lãnh đạo này. Sau đó, thi hài của Lenin được ướp để ngăn phân hủy, để mọi người có cơ hội bày tỏ lòng kính trọng với nhà lãnh đạo Liên Xô được yêu mến.

Bốn ngày sau khi Lenin qua đời, thi hài của ông được đặt trong một quan tài mở ở Ngôi nhà liên bang (Dom Soyuzov), tại trung tâm Moscow. Người dân từ khắp Liên Xô đã xếp hàng để tới lượt tiễn biệt Lenin. Đám đông 50.000 người đi qua sảnh nơi đặt quan tài. Tại đây, bên ngoài rất lạnh nhưng bên trong nhiệt độ vẫn là -7 độ C. Bất chấp lạnh giá, ngày càng có nhiều người, gồm cả các phái đoàn nước ngoài, vẫn muốn viếng thăm nhà lãnh đạo quá cố.

Sau đó, chính phủ quyết định chuyển quan tài vào bảo tàng gỗ tạm thời ở Quảng trường Đỏ và cho phép du khách tới viếng. 56 ngày sau Lenin qua đời, các quan chức Liên Xô quyết định bảo quản thi hài của Lenin.

Ý tưởng ban đầu không phải là ướp, mà giữ thi hài ở nhiệt độ lạnh sâu. Leonid Krasin, Bộ trưởng Ngoại thương thời đó, đã được phép mua các thiết bị làm lạnh đặc biệt ở Đức. Tuy nhiên, vào đầu tháng 3.1924, khi việc chuẩn bị giữ thi hài ở mức lạnh sâu chuẩn bị bắt đầu thì hai nhà khoa học nổi tiếng Vladimir Vorobyov và Boris Zbarsky nêu ý kiến ướp thi hài. Hai nhà khoa học đề xuất dùng hỗn hợp hóa chất để ngăn thi hài phân hủy, khô và thay đổi màu sắc, hình dạng. Zbarsky lập luận rằng việc làm lạnh sâu không phải là lựa chọn tối ưu nhất, phân hủy vẫn diễn ra dù ở nhiệt độ thấp.

Sau nhiều cuộc họp của chính phủ cũng như kiểm tra thi hài được đưa ra, quyết định cuối cùng là thử ướp thi hài. Các nhà khoa học đã làm việc suốt ngày đêm để bảo quản thi hài của Lenin.

Tới ngày 1.8.1924, lăng ở Quảng trường Đỏ mở cửa cho du khách. "Thật tuyệt! Đó là một thành công", Zbarsky nói.

Kể từ đó trở đi, một nhóm các nhà khoa học đã nhận trách nhiệm bảo quản thi hài của Lenin. Vào thời kỳ đỉnh điểm, có tới 200 chuyên gia tham gia việc này.

  • Theo Hoài Linh/VNN
  • Chú thích ảnh: Thi hài Lenin (Ảnh: Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
13 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việc bảo quản thi hài Lenin mỗi năm tốn chưa tới 200.000 USD