Sau khi 12 quốc gia thành viên tìm được tiếng nói chung trong Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới TPP, đã gây nên không ít lo ngại cho những quốc gia đứng ngoài cuộc như Ấn Độ. Ấn Độ giờ đây đang đứng trước nguy cơ mất thị phần vào tay Việt Nam trên thị trường Mỹ. 

Việt Nam có thể 'đánh bại' Ấn Độ trên thị trường Mỹ nhờ TPP

Một Thế Giới | 08/10/2015, 06:00

Sau khi 12 quốc gia thành viên tìm được tiếng nói chung trong Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới TPP, đã gây nên không ít lo ngại cho những quốc gia đứng ngoài cuộc như Ấn Độ. Ấn Độ giờ đây đang đứng trước nguy cơ mất thị phần vào tay Việt Nam trên thị trường Mỹ. 

Sau khi 12 quốc gia thành viên tìm được tiếng nói chung trong hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới TPP, hiệp định chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu, đã gây nên không ít lo ngại cho những quốc gia đứng ngoài cuộc như Ấn Độ. Ấn Độ giờ đây đang đứng trước nguy cơ mất thị phần vào tay Việt Nam trên thị trường Mỹ. 
Ấn Độ dường như đã tỏ ra rất thận trong về tác động của hiệp định này ở cả trung hạn và dài hạn.
TPP được coi là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới. Hiệp định này được đàm phán từ tháng 3.2010, gồm 12 quốc gia: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. 
Các vấn đề được nêu ra gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật đầu tư nước ngoài, tiêu chuẩn môi trường và lao động, chính sách thu mua, cạnh tranh và công ty quốc doanh, quy trình xử lý tranh chấp. 
Các Bộ trưởng Thương mại của 12 quốc gia thành viên đã đạt được thỏa thuận tự do về thương mại sâu rộng nhất lịch sử, trong đó sẽ cắt giảm các hàng rào thương mại và thiết lập các tiêu chuẩn chung cho 12 quốc gia.
Đây được xem là một hiệp định kín, một hiệp định mà gây nên không ít lo ngại cho nhiều quốc gia khác không tham gia như Ấn Độ.
Ấn Độ giờ đây không chỉ đứng trước nguy cơ để mất thị phần vào tay Việt Nam trên thị trường Mỹ, mà quốc gia này còn phải lo sợ khi các vấn đề liên quan đến bảo vệ đầu tư, môi trường và lao động sẽ phải tuân theo những quy luật trong thỏa thuận TPP này.
Trên thực tế, các quan chức Bộ Thương mại cho biết, 7 quốc gia trong TPP là thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Ấn Độ cũng là một thành viên trong hiệp định này. Điều này có thể gây áp lực lên những quốc gia khác trong các cuộc đàm phán theo cách thức tương tự như TPP .
"Chúng tôi cho rằng các thành viên chung của hai thỏa thuận thương mại này có thể tạo áp lực và yêu cầu xử lý song song", một quan chức Bộ Thương mại cho biết trước các vòng tiếp theo của cuộc đàm phán RCEP được tổ chức tại Busan, Hàn Quốc, vào tuần tới.
Không chỉ có Ấn Độ, mối lo ngại này còn được nhấn mạnh ở Trung tâm Quốc tế về Thương mại và Phát triển.
Một nghiên cứu gần đây cho biết, các nước nằm ngoài TPP có thể đối mặt với những khó khăn nếu như những quy tắc trong thương mại mới và việc nhượng bộ tiếp cận thị trường có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa họ và các quốc gia trong TPP.
Ấn Độ đang có những hiệp định thương mại với Singapore và Nhật Bản và quốc gia này đang đàm phán các hiệp định thương mại khác với Australia và New Zealand, do đó các hiệp định này sẽ không bị tổn hại.
"Chúng ta không có thỏa thuận thương mại tự do với Mỹ và đây chính là điểm yếu. Theo đó, Việt Nam có thể cạnh tranh với chúng ta trên thị trường Mỹ do họ có lợi thế hơn. 
Họ được miễn thuế vào thị trường Mỹ trong các lĩnh vực như dệt may, quần áo và giày dép da. Vì vậy, các nhà sản xuất dệt may trong nước sẽ đặc biệt phải thận trọng với những quy tắc của TPP", ông Abhijit Das, Giám đốc trung tâm nghiên cứu WTO thuộc Viện Thương mại quốc tế Ấn Độ, nhận định.
Tuyết Nhung (Theo The Economic Times)
Bài liên quan
Foxconn bỏ tiêu chí hôn nhân, giới tính trong tuyển dụng công nhân ở Ấn Độ
Theo Reuters, Foxconn - nhà cung cấp hàng đầu của Apple - đã bỏ tiêu chí về độ tuổi, giới tính, hôn nhân, thậm chí cả tên của tập đoàn Đài Loan này ra khỏi tin tuyển dụng công nhân lắp ráp iPhone tại Ấn Độ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
7 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam có thể 'đánh bại' Ấn Độ trên thị trường Mỹ nhờ TPP