Sau lời đề nghị của 2 bên đương sự, HĐXX quyết định dừng phiên tòa để Vinasun và Grab có thời gian ngồi lại cùng hòa giải.

Vinasun - Grab bất ngờ tạm ngừng đối đầu, ngồi lại hòa giải

Hạ Kỳ | 30/11/2018, 14:58

Sau lời đề nghị của 2 bên đương sự, HĐXX quyết định dừng phiên tòa để Vinasun và Grab có thời gian ngồi lại cùng hòa giải.

Sáng 30.11, TAND TP.HCM lại tiếp tục xét xử vụ Vinasun kiện Grab, đòi bồi thường 41,2 tỉ đồng. Vụ kiện này kéo dài hơn cả năm, trải qua 5 lần mở phiên tòa rồi hoãn để bổ sung chứng cứ nhưng vẫn chưa có hồi kết.
Tại buổi xét xử sáng nay, HĐXX thông báo cả nguyên đơn và bị đơn đều có đề nghị với tòa mong muốn hòa giải. Tuy nhiên, hai bên chưa thống nhất được phương án hòa giải cụ thể theo quy định pháp luật. Do đó, HĐXX chưa thể tiến hành hòa giải trong khi vụ án đang được đưa ra xét xử.
HĐXX sau đó quay lại phần xét hỏi để xử lý các yêu cầu của hai bên đương sự. Lúc này, cả Vinasun và Grab đề nghị HĐXX tạm dừng phiên tòa để hai bên có thời gian ngồi lại với nhau nhằm đưa ra phương án hòa giải.
Sau khi hội ý, HĐXX tạm dừng phiên tòa theo đề nghị của 2 bên, thời gian tạm dừng không quá 1 tháng và sẽ được thông báo lịch xử sau.
HĐXX quyết định tạm ngừng phiên tòa để hai bên có thêm thời gain thương lượng, đàm phán.
"Trong quá trình xét xử, có thể nói là nguyên đơn quá mệt mỏi, cả một năm trời chưa chứng minh được thiệt hại xảy ra, cũng chưa chứng minh được mối quan hệ nhân quả. Còn bị đơn cũng mệt mỏi khi phải theo vụ kiện cả 1 năm trời. Đó là một trong những lý do mà cả hai bên chúng ta có thể ngồi lại với nhau và đàm phán. Cái việc hòa giải không thể chứng minh bên nào có thể nói là mình yếu mà cái mục đích hòa giải là tìm ra giải pháp mà các bên có thể chấm dứt tranh chấp và có lợi cho các bên" - Luật sư Lưu Tiến Dũng chia sẻ. Vị luật sư này cũng cho biết sẽ đợi kết quả từ 2 bên sau khi họ đàm phán với nhau.
Hồi tháng 6 năm ngoái, Vinasun lần đầu khởi kiện Grab "vi phạm Đề án 24 của Bộ GTVT, gây náo loạn thị trường". Theo nguyên đơn, Grab chỉ đăng ký cung cấp ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải, nhưng thực tế hoạt động như doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi – lĩnh vực cùng ngành nghề với Vinasun.
Vinasun cho rằng "hoạt động vi phạm pháp luật" của Grab đã gây nhiều hệ lụy cho công ty này. Cụ thể, trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017 Vinasun bị thiệt hại gần 76 tỉ đồng, trong đó do Grab gây ra là gần 42 tỉ, nên kiện đòi đơn vị này bồi thường.
Phía Grab cho rằng tòa án không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện. Họ không thay đổi ngành nghề kinh doanh như đã đăng ký với các cơ quan chức năng là "cung ứng phần mềm kinh doanh vận tải" và không hoạt động trong lĩnh vực vận tải taxi. Mức giá Grab áp dụng cho khách hàng là do hợp tác xã đưa ra.
Nhiều lần tại tòa, Grab bác bỏ kết quả giám định thiệt hại của Vinasun mà công ty Cửu Long đưa ra "vì không có cơ sở". Bị đơn cũng công bố nghiên cứu thị trường cho thấy Vinasun mất khách hàng đến từ nhiều nguyên nhân như: thái độ của tài xế, thời gian chờ xe lâu, chất lượng xe...
Hồi tháng 10, sau một tuần xét xử, VKS đề nghị HĐXX chấp nhận đơn kiện của Vinasun, buộc Grab bồi thường gần 42 tỉ đồng. Tòa dự kiến tuyên án vào 29.10, nhưng sau đó bất ngờ trở lại phần xét hỏi để làm rõ thiệt hại của Vinasun.
Bài và ảnh: Hạ Kỳ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vinasun - Grab bất ngờ tạm ngừng đối đầu, ngồi lại hòa giải