Họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận – một gương mặt tiêu biểu của nền hội họa Việt Nam đương đại đã qua đời tại Huế ở tuổi 80.

Vĩnh biệt họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận

Tiểu Vũ | 15/07/2021, 09:53

Họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận – một gương mặt tiêu biểu của nền hội họa Việt Nam đương đại đã qua đời tại Huế ở tuổi 80.

Rạng sáng 15.7, giới họa họa Việt Nam chia sẻ tin buồn, họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận đã qua đời lúc 16 giờ ngày 14.7.2021 tại quê nhà Huế. Ông ra đi ở tuổi 80 sau nhiều năm chống chọi bệnh tai biến.

213370632_10223606372761240_2436959817836361211_n.jpg
Di ảnh của họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận - Ảnh: Lý Đợi 

Họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận, Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông sinh năm 1942 tại Huế. Xuất thân từ một kỹ sư nghiên cứu môi trường nhưng vì đam mê hội họa ông đã chuyển sang cầm cọ từ lúc nào không hay. 

Tranh của họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận đã có trong Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Singapore cũng như trong các bộ sưu tập tư nhân ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.

Ngay sau loạt tranh đầu tiên được triển lãm chung với họa sĩ Đinh Cường vào năm 1971 dến triển lãm chung với họa sĩ Rừng vào năm 1972, Hoàng Đăng Nhuận đã ghi tên mình vào làng mỹ thuật Việt Nam và ông bền bỉ đi trên con đường đó đến ngày qua đời. 

Câu chuyện một kỹ sư bước vào làng hội họa được nhà phê bình mỹ thuật Huỳnh Hữu Ủy chia sẻ lại: “Mê thế giới của giá vẽ và màu sắc, nên thời còn rất trẻ, trước năm 1968, Nhuận rời gia đình và sống trong cảnh phiêu lãng với họa sĩ Lê Văn Tài ở Huế, rồi khi Lê Văn Tài trở thành người lính của Mặt trận Giải phóng, đi lên rừng, rồi đi ra miền Bắc, thì Hoàng Đăng Nhuận đã trở thành họa sĩ lúc nào mà cũng chẳng hay. Tự học vẽ, không vào trường Mỹ thuật, vậy mà bước đầu triển lãm thì lại bày tranh với hai họa sĩ rất danh tiếng thời bấy giờ là Đinh Cường và Rừng”.

images1189807_cothanh-1-.jpg
Tác phẩm "Cổ thành" của họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận

Thành danh trong lĩnh vực mỹ thuật từ năm 1960, Hoàng Đăng Nhuận bắt đầu nổi tiếng trên cả nước với hàng tác phẩm mang dấu riêng biệt. Tranh của ông đã được triển lãm ở nhiều nước trên thế giới như Liên Xô, Tiệp Khắc, Pháp, Đức, Ba Lan, Bulgaria, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông…

capture-20210715-091704.png
Những dòng chữ của Giáo sư Cao Huy Thuần viế t về Hoàng Đăng Nhuận  - Ảnh: Tư liệu

Về tranh của Hoàng Đăng Nhuận nhà nghiên cứu văn hóa Lê Huỳnh Lâm (Huế) nhận xét:  "Quá trình sáng tác của ông có thể tóm lược như sau: Dòng tranh đồng dao: Chợ Gia Lạc, Cá mặt trăng, Con mèo trèo cây cau, Chơi ô làng. Dòng tranh vẽ phố: Phố chờ, Phố mùa đông, Địa chỉ của những cô gái đa tình. Dòng tranh dã thú, dòng tranh bán trừu tượng: Nhà có hoa Tigôn, Những ổ khóa, Con bù nhìn. Dòng tranh thiếu nữ, dòng tranh tĩnh vật: Sân thượng (ông vẽ hai tách càphê ẩn trong màu đỏ cam cô đặc cả không gian), Của một người đã tới, Những người đi mua không khí,...; và dòng tranh mini sau khi ông bạo bệnh..."

Thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận là loạt tranh phố. Chất hoang dã của những con phố chiều được ông vẽ bằng màu tro lạnh, lác đác những khoảng sáng phía xa mờ, ẩn bên dưới bầu trời ảm đạm đó là những ngôi nhà tĩnh lặng. Chúng  ta có thể nhận ra vài bóng dáng thiếu phụ thấp thoáng trong tranh của ông. Không ngả nghiêng, ảo diệu như Phố Phái, Hoàng Đăng Nhuận đã biến những dãy phố thành giấc mơ của mình, nơi đó là một thế giới hồn nhiên, ngơ ngác. Những tác phẩm khác gây ấn tượng của ông, là loạt tranh dã thú, trong những khoảng tối người xem tinh ý sẽ nhận ra những bộ mặt loài cú, những cánh dơi phiêu diêu và tiếng gầm gừ của loài sói lạc bầy hay ánh mắt của linh miêu sáng lên trong đêm đen.

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Lý Đợi cho biết đầu năm 2009 họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận bị tai biến rất nặng, nhưng chỉ hơn 6 tháng sau, anh đã ngồi xe lăn tập vẽ trở lại. “Việc tập sáng tác với cánh tay không thuận của Hoàng Đăng Nhuận làm ta nhớ đến họa sĩ Trần Đông Lương (1925-1993) và điêu khắc gia Trần Tuy (1942-2019), những người chuyển từ tay phải sang tay trái, cũng vì tai biến”, Lý Đợi nói.

Các triển lãm trong và ngoài nước của họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận:

Triển lãm với Đinh Cường tại Đà Nẵng (1971). Triển lãm với Rừng tại Sài Gòn (1972). Triển lãm tranh các nhân tại Mỹ (1973). Triễn lãm với Bửu Chỉ tại Huế-Hà Nội (1987-1989). Hai triển lãm cá nhân tại Paris (1990). Triển lãm với Dương Đình Sang tại Huế (1991). Triển lãm tại Hồng Kông, Triều Tiên, Singapore với Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Trung, Bửu Chỉ, Trịnh Cung, Trần Lưu Hậu, Đặng Xuân Hòa, Nguyễn Quân, Trần Trọng Vũ. Triển lãm với Bửu Chỉ tại TP.HCM (1997). Triển lãm chung với tranh của các danh họa Lê Phổ, Nguyễn Tư Nghiêm, Lưu Công Nhân, Trần Lưu Hậu, Nguyễn Trung, Bửu Chỉ, Đỗ Hoàng Tường, Lê Quảng Hà tại Gallery Vĩnh Lợi (1998).Triển lãm với Đặng Xuân Hòa tại Singapore, Mai Gallery (2000). Triển lãm với Nguyễn Duy Linh, Phạm Đại, Lê Thừa Tiến, Nguyễn Thiện Đức, Dương Đình Sang tại Gallery Sông Hương, Huế (2001). Triển lãm Mỹ thuật đương đại Việt Nam do Sở Du lịch Quảng Nam tổ chức; Triển lãm với Nguyễn Tấn Cương, Nguyễn Quân, Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Lâm, Trịnh Thanh Tùng, Lê Thánh Thư, Lâm Triết, Lim Kim Katy do Hội Mỹ Thuật TP.HCM tổ chức. Triển lãm tại Trung tâm Văn hóa Pháp-Huế (2005).

Hoàng Đăng Nhuận tham gia nhiều triển lãm tranh ở các nước Tham gia triển lãm tranh ở các nước Ba Lan, Đức, Anh, Liên Xô, Tiệp Khắc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore…

Bài liên quan
Họa sĩ Hoài Nam qua đời: Con ngựa già đã tìm về đồng cỏ
Nghệ sĩ Hoài Nam - người họa sĩ tiên phong của ngành thiết kế mỹ thuật sân khấu cải lương miền Nam và đã cống hiến trọn vẹn - suốt đời cho đam mê nghệ thuật này đã qua đời ở tuổi 90 ở Viện dưỡng lão nghệ sĩ TP.HCM.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vĩnh biệt họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận