Bà Lâm Lệ Thu ở TP.Cà Mau (Cà Mau) cho rằng chồng mình vay vốn ngân hàng như những doanh nghiệp khác là giao dịch dân sự nhưng đã bị cơ quan tố tụng hình sự hóa vụ việc.

Vợ đại gia Dân “Cát Vàng” ở Cà Mau kêu oan cho chồng

Một Thế Giới | 09/06/2016, 09:14

Bà Lâm Lệ Thu ở TP.Cà Mau (Cà Mau) cho rằng chồng mình vay vốn ngân hàng như những doanh nghiệp khác là giao dịch dân sự nhưng đã bị cơ quan tố tụng hình sự hóa vụ việc.

Sáng 9.6, TAND tỉnh Cà Mau xác nhậncơ quan nàyđã nhận được cáo trạng của ViệnKSND tỉnh Cà Mau về việc truy tố Trần Thanh Dân (54 tuổi, ngụ phường 8, TP.Cà Mau) về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Cùng bị truy tố về tội này còn có Đỗ Lý Dũng (49 tuổi, ngụ phường 6, TP.Cà Mau) và Nguyễn Hữu Danh (31 tuổi, ở huyện Phú Tân, Cà Mau).

Theo hồ sơ vụ án, Công ty TNHH Cát Vàng do ông Dân làm giám đốc được thành lập tháng 5.2006, tại phường 6, TP.Cà Mau. 2 năm sau, công ty dời trụ sở về xã Lương Thế Trân của huyện Cái Nước. Ngoài Chủ tịch HĐQT là ông Dân thì doanh nghiệp còn có thành viên khác là bà Lâm Lệ Thu - vợ ông Dân. Dũng là kế toán trưởng của Cát Vàng và Danh là nhân viên của công ty này.

Quá trình làm ăn, Cát Vàng cần vốn nên vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Cà Mau 9 tỉđồng. Để vay được số tiền này, công ty của ông Dân được Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chi nhánh Minh Hải cấp chứng thư bảo lãnh số 1091, ngày 22.12.2010. Khi cấp chứng thư này, cán bộ VDB Minh Hải nhiều lần thẩm định kỹ hồ sơ doCông ty Cát Vàng chuyển đến.

Đến hạn trả nợ cho BIDV Cà Mau theo hợp đồng 1 năm nhưng Công ty Cát Vàng chưa có tiền nên bị nhà băng chuyển nợ quá hạn, lãi phạt theo quy định. Tháng 10.2013, BIDV Cà Mau khởi kiện Công ty Cát Vàng để thu hồi nợ và TAND huyện Cái Nước xử sơ thẩm ngày 30.9.2014.

Ông Trần Thanh Dân.

Bản án tuyên, buộc Công ty Cát Vàng trả cho BIDV Cà Mau trên 13,1 tỉđồng gồm vốn và lãi. Nếu Cát Vàng không thực hiện nghĩa vụ thì VDB Minh Hải có trách nhiệm bảo lãnh trả nợ và BIDV Cà Mau có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án phát mãi hàng loạt tài sản gồm nhà, đất, xe… của Cát Vàng để thu hồi nợ.

Không đồng ý với phán quyết của cấp sơ thẩm, VDB Minh Hải kháng cáo và TAND tỉnh Cà Mau thụ lý theo trình tự phúc thẩm vào cuối năm 2014. Trong thời gian này, dù Cát Vàng gặp khó khăn về tài chính nhưng ông Dân vẫn tìm cách trả thêm nợ gốc cho BIDV Cà Mau 300 triệu đồng. Trước đó, ông Dân cũng trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng này trên 3 tỉđồng.

Rõ ràng, giao dịch giữa BIDV Cà Mau và Công ty Cát Vàng là dân sự. Trong bản án của TAND huyện Cái Nước cũng nhận xét đây là quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa 2 pháp nhân và đều có mục đích lợi nhuận. Tòa án thụ lý giải quyết theo đúng như điều 29 của Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết 01/2005 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.

Tuy nhiên, vụ việc sau đó đã được các cơ quan tố tụng ở Cà Mau hình sự hóa bằng cách cho rằng hồ sơ Cát Vàng gửi VDB Minh Hải để được cấp chứng thư bảo lãnh là có sự gian dối. Ngày 29.10.2015, ông Dân bị bắt tạm giam vì Công an Cà Mau cho rằng giám đốc doanh nghiệp này "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Dũng và Danh sau đó cũng bị khởi tố cùng tội với lãnh đạo và cơ quan điều tra cấm họ đi khỏi nơi cư trú.

Đồng quan điểm với cơ quan điều tra, ViệnKSND tỉnh Cà Mau đã ra cáo trạng truy tố ông Dân và2 thuộc cấp của ông. Cơ quan công tố cho rằng những người này có hành vi gian dối để chiếm đoạt 9 tỉđồng của BIDV Cà Mau nhưng lại không xem xét hành vi của những cán bộ ký, thẩm định hồ sơ từ phía VDB Minh Hải khi cấp chứng thư bảo lãnh cho Cát Vàng.

Trước sự việc trên, bà Lâm Lệ Thu làm đơn kêu oan cho chồng, gửi Thanh tra Chính phủvà Văn phòng Chính phủ, Tòa án và ViệnKSND tối cao, Ban Dân nguyện Quốc hội. Trong đơn, người vợ cho rằng chồng mình không phạm tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" bởivì Công ty Cát Vàng vay tiền của BIDV Cà Mau để phục vụ sản xuất kinh doanh đúng quy định pháp luật như các doanh nghiệp khác.

“Do làm ăn lúc xăng dầu trượt giá, có sự biến động mạnh dẫn đến thua lỗ, không thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng. Đây là giao dịch dân sự nhưng bị hình sự hóa để trù dập một doanh nghiệp làm ăn chân chính như Công ty Cát Vàng của chồng tôi”, bà Thu nêu trong đơn.

Đơn kêu cứu của bà Thu.

Theo bà Thu, Công ty Cát Vàng thường xuyên vay tiền của các ngân hàng để kinh doanh. Hồ sơ được cán bộ ngân hàng hướng dẫn và họ thẩm định rất kỹ nên không thể nói Cát Vàng lập hồ sơ khống.

Nếu Cát Vàng lập hồ sơ khống để lấy tiền thì trách nhiệm của cán bộ ngân hàng đối với sự thất thoát vốn tại sao không được cơ quan tố tụng ở Cà Mau đưa ra xử lý? Thực tế cho thấy, trong cáo trạng của VKSND tỉnh Cà Mau, 6 cán bộ BIDV Cà Mau và VDB Minh Hải đều không bị truy cứu.

Trong sốđó có ông Trịnh Tuấn Mẫn (nguyên Giám đốc VDB Minh Hải, người ký chứng thư bảo lãnh), Nguyễn Văn Cường, Dương Thanh Hiền (cán bộ VDB Minh Hải tham gia thẩm định, xét duyệt hồ sơ), Tô Lê Thanh Nhuận (Giám đốc BIDV Cà Mau, người ký giải ngân) và Phạm Hồng Khánh, Lý Ngọc Thanh (cán bộ BIDV Cà Mau) là những người kiểm tra, thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty Cát Vàng.

“Nay tôi làm đơn kêu oan gửi đến các cấp lãnh đạo để sớm can thiệp vào vụ án oan này nhằm trả tự do cho chồng tôi”, bà Lâm Lệ Thu nêu khẩn thiết.

Hàm Yên

Trong ảnh: Công ty Cát Vàng của vợ chồng bà Thu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp nhà nước tới Cuba
5 giờ trước Sự kiện
Sáng 21.9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm cấp nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và phu nhân.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vợ đại gia Dân “Cát Vàng” ở Cà Mau kêu oan cho chồng