Theo Chủ tọa, việc mời Bộ Y tế và Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) đến phiên tòa là để Bộ Y tế trình bày quan điểm được nêu tại Công văn số 41 được đóng dấu Mật và Công văn số 2569 do Bộ Y tế gửi TAND tỉnh Hòa Bình và các cơ quan Trung ương trước khi phiên tòa diễn ra.

Vụ chạy thận gây chết người: Đại diện Bộ Y tế nêu những căn cứ cần làm rõ

Thu Anh | 13/06/2019, 11:20

Theo Chủ tọa, việc mời Bộ Y tế và Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) đến phiên tòa là để Bộ Y tế trình bày quan điểm được nêu tại Công văn số 41 được đóng dấu Mật và Công văn số 2569 do Bộ Y tế gửi TAND tỉnh Hòa Bình và các cơ quan Trung ương trước khi phiên tòa diễn ra.

Ngày 13.6, HĐXX TAND tỉnh Hòa Bình tiếp tục tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án “Vô ý gây chết người”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình.

Theo đó, HĐXX mời Bộ Y tế và Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) đến Tòa để Bộ Y tế trình bày quan điểm được nêu tại Công văn số 41 được đóng dấu Mật và Công văn số 2569 do Bộ Y tế gửi TAND tỉnh Hòa Bình và các cơ quan Trung ương trước khi phiên tòa diễn ra.

Ông Nguyễn Huy Quang -đại diện Bộ Y tế cho biết đây là một sự cố y khoa rất nghiêm trọng, quá trình điều tra truy tố và xét xử được dư luận hết sức quan tâm. Bộ Y tế đã ra nhiều công văn trả lời CQĐT trong quá trình phối hợp điều tra. Quan điểm của Bộ là phải xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không gây oan sai.

Về Công văn 41 của Bộ Y tế, ngay sau khi TAND TP.Hòa Bình xét xử sơ thẩm, Bộ Y tế đã tổng hợp ý kiến của các nhà khoa học, trên cơ sở đó, Bộ Y tế gửi Công văn 41 đến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan tố tụng tỉnh Hòa Bình.

Tại phiên tòa, Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa nhấn mạnh Bộ Y tế và Viện Khoa học hình sự không phải là đơn vị tham gia tố tụng mà được mời đến phiên tòa phúc thẩm chỉ để làm rõ vấn đề này nên không ai được hỏi và tranh luận với Bộ Y tế và Viện Khoa học hình sự.

Ông Nguyễn Huy Quang cho biết trên cơ sở kết luận điều tra, cáo trạng, bản án sơ thẩm, và trên cơ sở các bản vẽ do bị cáo Bùi Mạnh Quốc vẽ, Bộ Y tế có một số luận điểm căn cứ mà phía Bộ nghĩ chưa đảm bảo khoa học, cần làm rõ.

Theo đại diện Bộ Y tế, cần làm rõ có phải nguyên nhân 8 nạn nhân tử vong đều do ngộ độc Florua? Trên thế giới, hiện tượng ngộ độc Florua là vô cùng hiếm gặp. Có thể thấy các nạn nhân đều bị sốc phản vệ. Do đó, kết luận điều tra không phù hợp với diễn biến lâm sàng của nạn nhân.

Theo phân tích của Bộ Y tế, nguồn nước ô nhiễm bẩn từ vòng tuần hoàn xâm nhập vào hệ thống và gây nguyên nhân tử vong. Nguyên nhân tử vong có thể là do nhiễm đa chất.

Ngoài ra, đại diện Bộ Y tế cũng cho rằng có một số vấn đề nữa cần phải chứng minh. Cụ thể, vì sao trước đó Quốc bảo trì hệ thống RO số 2 nhưng không gây ra hậu quả? Vì sao những lần trước khi bảo trì hệ thống RO số 2, bị cáo Quốc không làm xét nghiệm AAMI mà bệnh nhân không chết? Vì sao BVĐK tỉnh Hòa Bình không bảo dưỡng cả hai hệ thống trong khi RO số 1 và RO số 2 thông nhau? Bao nhiêu HF để có thể gây chết người?...

Theo cáo buộc, Bùi Mạnh Quốc trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 tại BVĐK tỉnh Hòa Bình. Quá trình thực hiện, Quốc đã sử dụng hỗn hợp Axit Flohydric (HF) và Axitclohydric (HCL) để sục rửa các vỏ màng lọc. Trong lúc thực hiện đã để tồn dư một lượng hóa chất lớn trong hệ thống nước.

Hoàng Công Lương là người được đào tạo về kỹ thuật lọc máu cơ bản, được giao trách nhiệm phụ trách chuyên môn nên buộc phải nhận thức rõ trách nhiệm được giao. Theo đó, Lương là người thừa lệnh Trưởng khoa ký đề xuất sữa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 và biết rõ việc sửa chữa, khử trùng hệ thống nước RO số 2 vào ngày 28.5.2017.

Với trình độ, nhận thức, vai trò, trách nhiệm được giao, bị cáo Lương phải biết rõ quy định nước sử dụng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng theo quy định và thuộc trách nhiệm của Trưởng khoa.

Tuy nhiên, sáng 29.5.2017, khi mới nghe Điều dưỡng viên nói về việc Trần Văn Sơn gọi điện thông báo hệ thống nước RO đã sửa xong thì Lương đã không kiểm tra lại, không báo lại với Trưởng khoa mà vẫn ra y lệnh điều trị cho các bệnh nhân dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài trách nhiệm của hai bị cáo trên, sự cố ý khoa này còn do sự thiếu trách nhiệm, buông lỏng trong công tác quản lý… của một số lãnh đạo bệnh viện.

Nhã Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
một giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ chạy thận gây chết người: Đại diện Bộ Y tế nêu những căn cứ cần làm rõ