Trong phiên xét xử vụ án chạy thận gây chết người xảy ra tại BVĐK tỉnh Hòa Bình chiều 19.1, một luật sư đã có đề nghị bất ngờ khiến HĐXX phải vào hội ý.

Vụ chạy thận gây chết người: Luật sư bất ngờ tung chứng cứ mới

Thu Anh | 19/01/2019, 17:31

Trong phiên xét xử vụ án chạy thận gây chết người xảy ra tại BVĐK tỉnh Hòa Bình chiều 19.1, một luật sư đã có đề nghị bất ngờ khiến HĐXX phải vào hội ý.

Theo đó, trong phần xét hỏi, luật sư Phạm Quang Hưng (luật sư bào chữa cho bị cáo Đỗ Anh Tuấn – GĐ Công ty Thiên Sơn) thông tin trong tay đang có chứng cứ (vật có thể nhìn thấy và đọc được) cho thấy có dấu hiệu vụ án đầu độc giết người.

Để đảm bảo tính bảo mật trong quá trình điều tra, luật sư xin phép chỉ được nói riêng với CQĐT và VKS; nếu được luật sư xin phép HĐXX cho tạm dừng phiên tòa. Sau khi nghe xong lời đề nghị của luật sư Hưng, HĐXX đề nghị luật sư cung cấp tài liệu và đã vào hội ý.

Sau khi thảo luận, HĐXX yêu cầu luật sư cung cấp tài liệu chứng cứ ngay cho HĐXX, HĐXX sẽ tiếp nhận và nghiêm phong theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, HĐXX cũng đề nghị người cung cấp mô tả tài liệu, chịu trách nhiệm về việc cung cấp tài liệu; HĐXX đảm bảo việc bí mật theo đúng quy định của pháp luật. Tuy vậy, HĐXX vẫn tuyên bố sẽ tiếp tục xét xử vào sáng thứ hai (21.1).

Có sự buông lỏng quản lý?

Tại thời điểm xảy ra sự cố y khoa ngày 29.5.2017, ông Hoàng Công Tình là Phó khoa Hồi sức tích cực. Trong khi đó, ông Hoàng Đình Khiếu là Phó giám đốc bệnh viện kiêm Trưởng khoa Hồi sức tích cực. Trong khoa này có hai đơn nguyên Hồi sức tích cực và đơn nguyên lọc máu (thận nhân tạo).

Trong phần khai báo sáng 19.1, với chức vụ Phó giám đốc kiêm Trưởng khoa Hồi sức tích cực, bị cáoHoàng Đình Khiếu khẳng định nếu trong thời gianvắng mặt sẽ bàn giao nhiệm vụ phụ trách khoa Hồi sức tích cực cho Phó khoa Hoàng Công Tình. Bị cáo Khiếu cho biết vì kiêm nhiệm nên có rất nhiều việc phải làm, ông phân bổ khoảng 30%-40% thời gian của ngày làm việc để điều hành công việc tại Khoa Hồi sức tích cực.

Phản bác lại lời khai trên, ông Hoàng Công Tình cho rằng trong quy chế bệnh viện, không quy định chức trách, nhiệm vụ của Phó khoa. Theo quyết định bổ nhiệm phó Khoa Hồi sức tích cực có ghi Phó khoa làm việc dưới sự phân công của Trưởng khoa.

Liên quan đến việc phân công nhiệm vụ tại Khoa Hồi sức tích cực (bao gồm đơn nguyên thận nhân tạo), bị cáo Khiếu khẳng định có giao nhiệm vụ cho phó khoa quản lý, chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ hằng ngày.

Ông Tình cho biết đơn nguyên chỉ là một bộ phận nhỏ, không phải là một khoa. HĐXX tiếp tục truy ông Tình: “Nếu khi Trưởng khoa đi vắng, làm cách nào ông nắm bắt được công việc của khoa?”. Ông Tình trả lời do bận đi học nghiên cứu sinh nên không thể nắm được hết, trong khi công việc ở Đơn nguyên hồi sức tích cực lại nhiều.

Trước những câu trả lời của bị cáo Khiếu và ông Tình, HĐXX đặt nghi vấn có sự “buông lỏng quản lý” tại Khoa Hồi sức tích cực và Đơn nguyên thận nhân tạo. Trước cáo buộc này, bác sĩTình cho rằng về mặt chuyên môn, các bác sĩvà điều dưỡng tại Đơn nguyên thận nhân tạo đã đáp ứng được công việc (trong đó có 3 bác sĩ: Hoàng Công Lương, Nguyễn Mạnh Linh, Phạm Thị Huyền).

Cũng trong phần xét hỏi, ông Tình cho rằng bản thân đã làm hết khả năng. Còn sự cố ngày 29.5.2017 không liên quan đến vấn đề nhân lực hoặc chuyên môn của đơn nguyên thận nhân tạo. Vì tất cả các thiết bị tại đơn nguyên khi phòng vật tư giao cho khoa thì không có đánh giá nào về sản phẩm. Ông Tình khẳng định lại một lần nữa rằng chỉ tiếc là mình không cứu được hết các bệnh nhân xấu số.

Nhã Thanh

Vụ chạy thận gây chết người: Các chuyên gia lên tiếng tại tòa

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ chạy thận gây chết người: Luật sư bất ngờ tung chứng cứ mới