Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP.Cần Thơ) nói rằng UBND phường thành lập đoàn cưỡng chế có dấu hiệu vượt thẩm quyền. Theo luật sư này, đoàn cưỡng chế làm việc khi có quyết định của tòa án hoặc cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm khiếu nại.

Vụ ‘dọn đường’ vào đất vợ cựu Bí thư tỉnh: Việc cưỡng chế có dấu hiệu vượt quyền

Duy Khang | 10/03/2018, 08:47

Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP.Cần Thơ) nói rằng UBND phường thành lập đoàn cưỡng chế có dấu hiệu vượt thẩm quyền. Theo luật sư này, đoàn cưỡng chế làm việc khi có quyết định của tòa án hoặc cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm khiếu nại.

Người dân bức xúc việc cưỡng chế ‘đòi đất’ cho vợ cựu Bí thư Tỉnh ủy

Chiều 9.3, nhiều người dân tập trung gần cầu Vĩnh Châu ở P.1, TX.Vĩnh Châu (Sóc Trăng) theo dõi gia đình bà Quách Thị Ghết (74 tuổi) ngăn cản lực lượng chính quyền sở tại tháo dỡ công trình phía sau nhà bà. Một số người bức xúc đã lớn tiếng và xông vào khu vực đoàn cưỡng chế làm việc nhưng bị cảnh sát ngăn lại.

Theo thông báo của UBND P.1 (TX.Vĩnh Châu), công trình và vật kiến trúc bị tháo dỡ đã "lấn chiếm khu vực đất nhà máy Nam Dương". Đây là nhà máy xay lúa hoạt động trước năm 1975 và hiện nay không còn tồn tại.

Lý do chính quyền P.1 ở Vĩnh Châu giải tỏa đất làm hẻm vào trong vì có khu đất liên quan được chính quyền địa phương cho bà Bùi Thị Quyến (vợ ông Nguyễn Thanh Bình, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng) thuê.

Ông Hàn Văn Hóa, Chủ tịch UBND P.1, xác nhận người thuê là vợ của ông Bình. Theo ông Hóa, việc cưỡng chế lấy đất làm hẻm vào đất cho người phụ nữ này thuê là đúng vì "đất do Nhà nước quản lý".

Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP.Cần Thơ) nói rằng UBND phường thành lập đoàn cưỡng chế có dấu hiệu vượt thẩm quyền. Theo luật sư này, đoàn cưỡng chế làm việc khi có quyết định của tòa án hoặc cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm khiếu nại.

Gia đình bà Ghết cho biết, họ sẽ làm đơn khiếu nại lên cấp trên để yêu cầu xem xét hành vi cưỡng chế tháo dỡ tài sản của UBND P.1, TX.Vĩnh Châu.

Theo hồ sơ vụ việc mà Một Thế Giới đã phản ánh, khu vực đất bà Ghết bị cưỡng chế có nguồn gốc là nhà máy Nam Dương, chủ đất là ông Lai Diệu Tông, cha bà Lai Thị Chới. Còn bà Ghết thì gọi bà Chới bằng dì.

Năm 1990, UBND tỉnh Hậu Giang (cũ) có quyết định trả lại khối tài sản này nhưng người nhận là ông Thi Kỉnh vì ông Kỉnh thuê đất của ông Tông để xây nhà máy xay lúa Nam Dương.

Khu vực công trình của bà Ghết bị tháo dỡ - Ảnh: Hàm Yên

Khi thống nhất đất nước vào năm 1975, nhà máy Nam Dương bị nhà nước quản lý nhưng sau đó UBND tỉnh Hậu Giang đồng ý trả lại cho chủ thật sự của nó là vợ chồng ông Kỉnh. Ông Kỉnh qua đời thì con trai là Thi Toàn xảy ra tranh chấp với bà Chới (con ông Tông).

Việc tranh chấp đất kéo dài nhiều năm, UBND tỉnh Sóc Trăng sau đó ban hành nhiều quyết định rồi lại thu hồi. Đến cuối năm 1998, UBND tỉnh Sóc Trăng lại có quyết định ổn định một số phần đất cho ông Toàn và giao UBND H.Vĩnh Châu xem xét cấp cho bà Chới 1 nền nhà. Hiện, nền đất này chính là nơi bà Chới có nhà ở ổn định từ trước đến nay.

Bà Chới qua đời, tài sản để lại cho cháu ruột là bà Ghết. Căn nhà này phía sau có một phần vật kiến trúc nằm trên đất mà UBND phường cho là con hẻm vào nhà máy Nam Dương nên cần phải tháo dỡ.

Lật lại hồ sơ và trích biên bản họp hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại tố cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng ngày 24.4.2013, cho thấy phần đất bà Quyến thuê từng được ông Thi Toàn làm đơn xin lại. Tuy nhiên, Hội đồng tư vấn giải quyết theo hướng không đồng ý vì thửa đất này đã được "UBND tỉnh Sóc Trăng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Tỉnh ủy Sóc Trăng với diện tích 508 m2".

"Biên bản ghi vậy chứ thật sự thửa đất trên không có sổ đỏ. Đây là khu đất trống của nhà máy Nam Dương đã được UBND tỉnh Hậu Giang ban hành quyết định trả lại cho dân vào năm 1990", ông Lương Văn Nam,người đại diện ủy quyền của bà Ghết nói.
Theo ông Nam, nhà máy Nam Dương đã được UBND tỉnh Hậu Giang trả lại toàn bộ cho chủ thì không lý do gì chính quyền địa phương lại tháo dỡ công trình ổn định của gia đình bà Ghết (cháu bà Chới và ông Lai Diệu Tông).

"Đất mà địa phương cho bà Quyến thuê cũng là đất của nhà máy Nam Dương, đã được UBND tỉnh Hậu Giang trả lại cho người dân mà hiện nay chính quyền lại quản lý là bất cập", ông Nam chia sẻ.

Hàm Yên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ ‘dọn đường’ vào đất vợ cựu Bí thư tỉnh: Việc cưỡng chế có dấu hiệu vượt quyền