Trong những ngày qua, dư luận liên tục đặt câu hỏi về trách nhiệm của các bộ ngành liên quan khi phê duyệt siêu tốc mở toang cửa đón Formosa vào Việt Nam mà gần như quên mất câu chuyện ai phải chịu trách nhiệm khi gật đầu cho Formosa xả thải ra biển cũng như lơ là giám sát để hàng nghìn tấn chất độc ngang nhiên thải ra biển.

Vụ Formosa gây ô nhiễm biển miền Trung: Trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ở đâu?

Theo Lao động | 01/08/2016, 18:35

Trong những ngày qua, dư luận liên tục đặt câu hỏi về trách nhiệm của các bộ ngành liên quan khi phê duyệt siêu tốc mở toang cửa đón Formosa vào Việt Nam mà gần như quên mất câu chuyện ai phải chịu trách nhiệm khi gật đầu cho Formosa xả thải ra biển cũng như lơ là giám sát để hàng nghìn tấn chất độc ngang nhiên thải ra biển.

Gật đầu cho Formosaxả thải

Ngồi vào vị trí đứng đầu BộTài nguyên và Môi trường (TNMT) từ tháng 12.2010, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang có thể hoàn toàn vô can trong việc phê duyệt dự án Formosa vào Việt Nam năm 2008. Tuy nhiên, vấn đề cho phép siêu dự án này xả thải thẳng ra biển thay vì ra sông như giấy phép ban đầu cũng như quá trình giám sát về những loại chất thải mà Formosa đưa ra biển lại thuộc nhiệm kỳ 5 năm của vị cựu bộ trưởng này.

Trên thực tế, ngày 14.7.2014, Formosa có văn bản gửi Bộ TNMT xin cho xây dựng đường ống xả thải ra biển và hơn 1 tháng sau, ngày 26.8.2014, Tổng cục Môi trường có văn bản chấp thuận cho Formosa xả thải ra biển. Như vậy, Bộ TNMT chỉ cần hơn 1 tháng để hoàn tất mọi thủ tục từ kiểm tra, tới điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) của Formosa.

Ngày 25.7, trao đổi với PV, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho rằng việc thẩm định hồ sơ Formosa năm 2008 thuộc trách nhiệm của ông Bùi Cách Tuyến - cựu Thứ trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường lúc bấy giờ, vì ông đã uỷ quyền cho ông Tuyến phụ trách vấn đề này. Do đó, ông từ chối trả lời các câu hỏi liên quan tới việc cấp các loại giấy phép cho dự án Formosa. Sau khi chuyển toàn bộ trách nhiệm cho thuộc cấp là ông Bùi Cách Tuyến, ông Quang hiện đã tắt máy để từ chối trả lời các câu hỏi liên quantới mình.

Trong khi đó, trao đổi với PV, ông Bùi Cách Tuyến - cựu Thứ trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường, người được cho là phải chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan tới việc gật đầu cho Formosa xả thải ra biển - khẳng định việc chấp thuận đưa Formosa vào Việt Nam cũng như cho dự án này xả thải ra biển là chủ trương của Ban cán sự Đảng, trong đó có nhiều người chứ không riêng mình ông. Đây là trách nhiệm chung của Ban cán sự Đảng Bộ TNMT thời kỳ đó, ông Tuyến nhận định dù thừa nhận ông là người trực tiếp ký cho phép Formosa xả thải ra biển.

“Có vấn đề tế nhị”nói rõ sẽ mất mặtngười này người kia

Ông Tuyến cũng chia sẻ về nguyên tắc, theo đúng quy trình của bộ phải xử lý ở chuyên viên, trình lên lãnh đạo phòng, lãnh đạo của cục DTM, phó tổng cục trưởng ký nháy rồi chuyển lên thứ trưởng và cũng có hội đồng thẩm định, đánh giá.

Liên quan tới việc cấp các loại giấy phép cho Formosa, ông Tuyến cho biết “có vấn đề tế nhị”, trong đó dù việc cho phép Formosa xả thải ra biển là có cơ sở lý luận bởi biện pháp xả ngầm ra biển đã và đang được thực hiện tại nhiều dự án lớn trong và ngoài nước.

Là tiến sĩ ngành quản lý môi trường, ông Tuyến cho rằng mình hiểu rõ hoàn cảnh đất nước thời điểm đó cần đầu tư tới mức nào cũng như những tác hại môi trường kèm theo khi chấp nhận các dự án như Formosa. Ông chia sẻ là người nắm “chuyên môn rất rõ nên khi nói rõ ra sẽ làm mất mặt người này, người kia”, ông cũng khẳng định “có nhiều chuyện tôi nói nhưng anh Quang đâu có nghe”.

“Mình chuyên môn về lĩnh vực môi trường, mình khuyên nhưng họ không nghe thì làm gì nào?” - ông tâm sự. Ông cũng thừa nhận có nhiều chuyện khó nói cũng như “có những nhóm lợi ích ghê gớm và tôi chỉ là thầy giáo đại học không dính tới những nhóm lợi ích ghê gớm đó”.

Ngoài vấn đề gật đầu cho Formosa xả thải ra biển, trách nhiệm của Bộ TNMT cũng như Sở TNMT trong việc giám sát dự án này xả thải cũng được ông đưa ra bởi đã từng có nhiều đoàn đi kiểm tra Formosa nhưng không thấy gì. Cựu thứ trưởng này đề cập tới các lỗ hổng trong quản lý và cho biết trách nhiệm liên quan tới việc giám sát Formosa là của bộ mà cụ thể là Tổng cục Môi trường, còn người ký mọi DTM đều là cấp Tổng cục trưởng được giao uỷ quyền của Bộ trưởng hoặc cụ thể DTM của Formosa là vụ trưởng được Bộ trưởng uỷ quyền ký.

Theo luật sư Vũ Thái Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH Youme - ngay cả khi nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang đã uỷ quyền cho Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến trong việc phê duyệt cho Formosa xả thải ra biển, nguyên Bộ trưởng Quang vẫn phải chịu trách nhiệm, bởi “trong mọi trường hợp người uỷ quyền phải chịu trách nhiệm, trừ phi người được uỷ quyền làm sai phạm vì đượcuỷ quyền”.

Trước đó, ông Lê Đình Ân - nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho rằng Bộ TNMT không thể đổ cho một mình Hà Tĩnh chịu, vì vấn đề quản lý về môi trường là trách nhiệm của Bộ TNMT.

Ông Ân cũng chỉ ra 2 vấn đề bất cập trong “câu chuyện Forsmosa” là vấn đề phân cấp quản lý mà không có chế tài, dẫn đến việc đến giờ này không ai chịu trách nhiệm chính. Trong thời gian qua, chúng ta đã phân cấp quản lý việc cấp phép theo dạng “thả ra đấy” mà chưa có chế tài để xử lý. Đến khi “xảy ra việc” thì đổ lỗi cho nhau mà không ai đứng ra chịu trách nhiệm và dù phân cấp quản lý Nhà nước thì lĩnh vực thuộc bộ/ngành nào bộ/ngành đó phải chịu trách nhiệm.

ĐBQH Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị):Cần xử lý trách nhiệm cá nhân.

“Quốc hội không thể đứng ngoài cuộc, nhưng tôi đề nghị Quốc hội không chỉ tìm ra câu trả lời thật rõ ràng, minh bạch về trách nhiệm sai phạm của Formosa, mà còn phải nhanh chóng rà soát văn bản pháp luật để ngăn chặn ngay từ đầu những nhà đầu tư có nguy cơ đe dọa đến đời sống của nhân dân. Có cơ chế xử lý trách nhiệm cá nhân, kể cả những người không còn đương chức”.

ĐBQH Trần Công Thuật (Quảng Bình):

“Bà con cử tri đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong sự cố môi trường vừa qua, coi đây là bài học lớn, sâu sắc trong thu hút đầu tư, ứng phó với thảm họa môi trường, thiên tai, trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững”.

Nhóm PV/Lao động
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Việt Nam - Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng
8 giờ trước Sự kiện
Hai Thủ tướng của Việt Nam và Qatar đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ Formosa gây ô nhiễm biển miền Trung: Trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ở đâu?