Chiều 25.12 tại TAND TP.HCM tiếp tục vụ xử ly hôn giữa nguyên đơn, bà Lê Hoàng Diệp Thảo (46 tuổi) và bị đơn - ông Đặng Lê Nguyên Vũ (48 tuổi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên).

Vụ ly hôn vợ chồng cà phê Trung Nguyên: Phán quyết cho một thương hiệu quốc gia!

Anh Tú | 26/02/2019, 10:38

Chiều 25.12 tại TAND TP.HCM tiếp tục vụ xử ly hôn giữa nguyên đơn, bà Lê Hoàng Diệp Thảo (46 tuổi) và bị đơn - ông Đặng Lê Nguyên Vũ (48 tuổi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên).

Toà án đã quyết định kéo dài thời gian nghị án và dự kiến tuyên án vào 1.3 tới đây. Trong phần tranh tụng, cả hai bên đều không có ý kiến đặc biệt. Tâm điểm trong phiên xử chiều nay chính là bản kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM (VKS).

Khi VKS hỏi về thời điểm cấp dưỡng cho 4 đứa con, ông Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng định sẽ thực hiện bất kỳ khi nào phía bà Thảo yêu cầu. Phía bà Thảo muốn việc cấp dưỡng với 4 đứa con được thực hiện từ năm 2013 cho đến khi các con xong đại học với mức 10 tỉ đồng/năm và Ông Vũ chấp thuận. Trước đó, cả hai đều sẵn sàng nhận nuôi các con nhưng ông Vũ tôn trọng ý nguyện các con sống chung với mẹ nên chấp thuận để bà Thảo nuôi các con.

VKS cho rằng trong vụ ly hôn này, bà Thảo yêu cầu ly hôn, ông Vũ đồng ý, toà án hoà giải không thành nên đề nghị toà xử cho ly hôn theo nguyện vọng. Về việc nuôi con, viện đề nghị toà xử như theo thoả thuận các bên đã nêu.

Với 13 bất động sản, hai bên đã thống nhất giá trị và cách phân chia 50/50 và Viện đề nghị toà ghi nhận ý kiến các bên, ai đang quản lý tài sản nào thì tiếp tục sở hữu quản lý tài sản đó.

Về cổ phần, phần vốn góp chung của các bên tại 8 công ty, theo VKS, quy định tài sản chung vợ chồng là hợp nhất, nguyên tắc giải quyết khi ly hôn mà không thỏa thuận được thì chia đôi. Tuy nhiên, VKS cũng lưu ý tính đến các yếu tố hoàn cảnh của gia đình, công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất và kinh doanh, nghề nghiệp để mỗi bên có điều kiện tiếp tục lao động, tạo thu nhập.

VKS cũng nêu công sức đóng góp của ông Vũ. Theo đó, ông Vũ khởi nghiệp từ năm 1996 với giấy phép kinh doanh cấp cho cá nhân ông Vũ với cơ sở kinh doanh là Trung Nguyên cà phê. Bà Thảo cho rằng mình có đóng góp vốn khởi nghiệp nhưng lại không có giấy tờ chứng minh, theo VKS. Năm 1998, ông Vũ và bà Thảo mới kết hôn. Năm 1999, thành lập xí nghiệp Trung Nguyên cà phê. Ban quản trị ban đầu chỉ có ông Vũ và sau có thêm ông Đặng Mơ (cha ông Vũ). Năm 2002, thành lập Cty TNHH cà phê Trung Nguyên cũng chỉ có 2 thành viên là ông Vũ và ông Mơ. Năm 2006, thành lập công ty cổ phần Trung Nguyên (nay đổi tên là công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên). Năm 2007, thành lập công ty cổ phần cà phê hoà tan Trung Nguyên và công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên. Năm 2009, đăng ký thành lập công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên. Năm 2010, đăng ký thành lập công ty TNHH Đặng Lê. Năm 2011, đăng ký thành lập công ty cổ phần Trung Nguyên Franchise.

VKS nêu: Kể từ khi thành lập Trung Nguyên đến nay, bị đơn (tức ông Vũ) là người nắm giữ vai trò điều hành ở hầu hết hoạt động các công ty ở tập đoàn Trung Nguyên trong vai trò chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐ thành viên, kiêm Tổng giám đốc và hiện tại là người đại diện theo pháp luật ở 7 công ty thuộc tập đoàn Trung Nguyên. Nhãn hiệu Trung Nguyên được đăng ký từ năm 2003 khởi nguồn từ Trung Nguyên cà phê do ông Vũ khởi nghiệp từ 1999.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại tòa án

Còn về công sức của bà Thảo thì VKS ghi nhận năm 1998 khi bà kết hôn với Ông Vũ thì vừa chăm sóc con cái, vừa tham gia kinh doanh. Bà tham gia cổ đông các công ty (trong tập đoàn Trung Nguyên) từ 2006 và làm Phó tổng giám đốc từ 2006 đến 2015.

VKS đề nghị HĐXX xem xét phân chia tài sản với tỷ lệ phù hợp để đảm bảo quyền lợi các bên và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của các công ty.

Dựa trên bản kiến nghị của VKS có thể thấy rõ ông Vũ là người đã sáng lập, khởi nghiệp kiến tạo và phát triển thương hiệu Trung Nguyên từ con số 0 cách đây 23 năm để trở thành một thương hiệu mang tầm vóc quốc gia như hiện giờ. Vấn đề phân chia tỷ lệ cổ phần ở các công ty ra sao sẽ do toà án đưa ra phán quyết vào 1.3 và quyết định này sẽ ảnh hưởng đến số phận một thương hiệu lớn mang tầm vóc quốc gia. Đến nay sự phát triển và ảnh hưởng rộng lớn của thương hiệu Trung Nguyên không còn gói gọn trong sự tranh chấp về tài sản thuộc về cá nhân ai trong gia đình ông Vũ hay bà Thảo mà trở thành tài sản thương hiệu, niềm tự hào của ngành cà phê Việt Nam với thế giới, của một quốc gia trồng và xuất khẩu cà phê nhất nhì thế giới. Do vậy, điều mà dư luận quan tâm nhất là sau phán quyết của toà án thì Trung Nguyên cần được tiếp tục phát triển mạnh mẽ với tâm huyết của người sáng lập, phán quyết của toà không đơn thuần là phán quyết với ông Vũ hay bà Thảo mà là phán quyết với cả một thương hiệu lớn của quốc gia.

Anh Tú
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
12 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ ly hôn vợ chồng cà phê Trung Nguyên: Phán quyết cho một thương hiệu quốc gia!