Đó là quan điểm của hoạ sĩ Bùi Trọng Dư về việc người mẫu Nguyễn Thị Kim Phượng tố bị một hoạ sĩ vẽ body painting ở TP.HCM cưỡng hiếp tại nhà nghỉ khi mời cô làm mẫu.

Vụ người mẫu tố hoạ sĩ body painting cưỡng hiếp: 'Hành vi đó là của kẻ tà dâm chứ không phải người chân chính'

bai cao | 21/05/2018, 19:08

Đó là quan điểm của hoạ sĩ Bùi Trọng Dư về việc người mẫu Nguyễn Thị Kim Phượng tố bị một hoạ sĩ vẽ body painting ở TP.HCM cưỡng hiếp tại nhà nghỉ khi mời cô làm mẫu.

>>Người mẫu ảnh khỏa thân tố hoạ sĩ body painting nổi tiếng hiếp dâm trong khách sạn

>>Bị tố hiếp dâm, họa sĩ N.L lên tiếng ‘Chờ cơ quan chức năng làm rõ’

Mấy ngày qua, sự việc người mẫu Nguyễn Thị Kim Phượng làm đơn tố giác một nam hoạ sĩ tên N.L có hành vi cưỡng hiếp cô tại một nhà nghỉ khi mời cô hợp tác làm mẫu body painting đã khiến dư luận bàn tán khá nhiều.

Phía cơ quan công an Quận 10 – TP.HCM đã tiếp nhận đơn tố giác và đưa người mẫu này đi khám nghiệm tại trung tâm pháp y TP. HCM ngay trong ngày nhận đơn. Sau khi sự việc xảy ra, phía hoạ sĩ N.L đã đóng trang cá nhân. Liên lạc trực tiếp, anh chỉ trả lời: “Đây mới chỉ là thông tin một chiều, mọi việc cứ để cơ quan chức năng làm rõ”.

Hoạ sĩ Bùi Trọng Dư cho rằng, với tư cách cá nhân, anh cực lực phản đối hành vi của hoạ sĩ N.L đối với người mẫu K.P. Nó đã làm ảnh hưởng không tốt tới toàn giới hoạ sĩ.

Người mẫu Nguyễn Thị Kim Phượng. Ảnh: FBNV.

Người mẫu Nguyễn Thị Kim Phượng. Ảnh: FBNV.

“Tôi xem đó là hành vi đó của một kẻ tà dâm chứ không phải của một họa sĩ chân chính. Kẻ đó đã mượn danh nghệ thuật để làm chuyện đồi bại. 20 năm trước đã từng có một vụ tương tự và giới hoạ sĩ đã bị ảnh hưởng rất nặng nề về chuyện này. Tất cả mọi người trong giới đều hết sức phản đối hành vi đó”, hoạ sĩ Bùi Trọng Dư nói.

Theo hoạ sĩ Bùi Trọng Dư, vẽ body painting là thường vẽ trên thân thể người nên có sự tiếp xúc da thịt. Có lẽ vì thế mà dễ làm nảy sinh tình cảm. Các hoạ sĩ thường vẽ trên toan, vóc, giấy… nên có một khoảng cách nhất định. Nhưng vì thế mà người họa sĩ vẽ Body Painting cần phải có đạo đức và cái tâm của người làm nghề.

“Tôi nghĩ, những người có tính tà dâm luôn có xu hướng đó, không kể là vẽ body hay vẽ các chất liệu khác. Việc đối diện với người mẫu khoả thân thì tất cả các hoạ sĩ đều trải qua suốt quá trình học mỹ thuật ở trường Đại học. Chúng tôi luôn được dạy phải quý trọng người mẫu như: cô, chị, em… mình.

Đạo đức và phẩm cách của một con người được hình thành từ gia đình, nhà trường và sự tu dưỡng của bản thân. Nếu không có đạo đức và phẩm cách thì khó làm nghề lắm”, hoạ sĩ Bùi Trọng Dư nhấn mạnh.

Hoạ sĩ Phương Vũ Mạnh (một trong những hoạ sĩ vẽ body painting đầu tiên ở Hà Nội) cho rằng, câu chuyện người mẫu K.P tố hoạ sĩ N.L hiếp dâm chưa thực sáng rõ trắng đen nên anh không muốn phát ngôn gì quá cụ thể. Tuy nhiên, theo nam hoạ sĩ này thì từ trước tới nay, trong giới hoạ sĩ vẽ Body Painting chưa hề xảy ra câu chuyện nào ầm ĩ và tai tiếng như câu chuyện này. Vì lẽ đó, khi sự việc xảy ra, thông tin lan truyền trên mạng xã hội lẫn các phương tiện truyền thông đã làm ảnh hưởng không ít đến giới hoạ sĩ lẫn giới người mẫu Body Painting.

“Tôi nghĩ, sự việc này sẽ làm cho người mẫu chưa làm nghề lâu trở nên e ngại khi nhận lời làm mẫu. Cá nhân hoạ sĩ cũng mang tiếng xấu hoặc bị nhìn với cái nhìn không được tích cực. Thậm chí, có thể khi hoạ sĩ mời người mẫu đến làm việc sẽ rất khó khăn. Cá nhân tôi từ trước tới nay, khi làm việc với người mẫu, không bao giờ được phép để những tình cảm cá nhân xen vào. Tôi luôn xem việc vẽ trên cơ thể mẫu là một công việc chuyên nghiệp. Mọi hành vi khác đều được xem là thiếu chuẩn mực và không được phép, kể cả thân thiết tới mức nào”, hoạ sĩ Phương Vũ Mạnh bày tỏ.

Theo hoạ sĩ Phương Vũ Mạnh, việc một hoạ sĩ body painting vì không tìm được studio hoặc không có phòng vẽ riêng nên đưa người mẫu vào nhà nghỉ vẽ vẫn có thể chấp nhận được. Vì suy cho cùng, nhà nghỉ cũng là một không gian riêng tư có thể giúp họ thoải mái sáng tạo và người mẫu có đồng ý họ mới dám đưa vào đó. Nhưng nếu người hoạ sĩ đưa người mẫu vào đó không hẳn vì mục đích sáng tạo nghệ thuật mà vì mục đích khác thì đáng lên án.

“Chuyện nảy sinh cảm xúc giữa người hoạ sĩ với người mẫu sau khi đã hoàn tất công việc là chuyện bình thường. Nhưng nếu đang làm việc thì buộc phải biết kiềm chế cảm xúc lại. Thêm nữa, làm nghề gì cũng cần phải có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp. Không thể dễ dãi với bản thân rồi đổ lí do này, lí do kia.

Từ trước tới nay, tôi đã làm việc với rất nhiều người mẫu nhưng chưa bao giờ tôi cho phép mình đặt con người cá nhân vào công việc. Vì lẽ đó, có những người mẫu xem tôi như một người anh kết nghĩa, cần hỗ trợ gì chỉ cần “ới” một tiếng là họ đến liền. Thậm chí, có những người giúp hoàn toàn vô tư, không nhận thù lao làm mẫu”, hoạ sĩ Phương Vũ Mạnh nói thêm.

Hà Tùng Long/Dân Trí

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ người mẫu tố hoạ sĩ body painting cưỡng hiếp: 'Hành vi đó là của kẻ tà dâm chứ không phải người chân chính'