Ngày 22.12, giá xăng giảm thêm 2.050 đồng. Tính từ đầu năm 2014 đến nay, xăng giảm 12 lần, tổng cộng gần 7.760 đồng/lít. Giá xăng được cho là giảm kỷ lục trong khi đó, các mặt hàng tiêu dùng, dịch vụ đang giảm rất chậm, đủng đỉnh như chưa có chuyện xảy ra. 

Xăng giảm 12 lần, giá tiêu dùng vẫn “làm thinh“

Một Thế Giới | 24/12/2014, 04:24

Ngày 22.12, giá xăng giảm thêm 2.050 đồng. Tính từ đầu năm 2014 đến nay, xăng giảm 12 lần, tổng cộng gần 7.760 đồng/lít. Giá xăng được cho là giảm kỷ lục trong khi đó, các mặt hàng tiêu dùng, dịch vụ đang giảm rất chậm, đủng đỉnh như chưa có chuyện xảy ra. 

Giá cả ngoài chợ... vẫn thế
Năm 2014, giá xăng giảm 12 lần. Tính đến thời điểm hiện tại, giá xăng đã giảm gần 30%. Song, điều làm người tiêu dùng thất vọng là các loại hàng hoá, dịch vụ có liên quan mật thiết với mặt hàng xăng đang giảm rất chậm.

Khảo sát của PV Một Thế Giới tại chợ Hà Đông ngày 23.12, giá cả các loại thực phẩm vẫn không có nhiều thay đổi so với thời điểm đầu tháng 11. Cụ thể, giá thịt bò vẫn ở mức rất cao, từ 150.000-200.000 đồng/kg, giá gà ta từ 90.000-120.000 đồng/kg, đùi gà 50.000-60.000 đồng/kg, thịt rọi, thịt thăn giá 90.000-100.000 đồng/kg. Giá trứng vịt vẫn giữ ở mức 35.000 đồng/chục, trứng gà ở mức 35.000-40.000 đồng/chục.

Giá các loại rau, củ quả vẫn giữ nguyên. Rau muống có giá 5.000 đồng/mớ; rau cải xong 5.000 đồng/mớ; rau cải thảo 8.000 – 10.000 đồng/kg; cà chua 15.000 đồng/kg.

Tại chợ Nghĩa Tân, chợ Đồng Xa, chợ Mễ Trì, chợ Dịch Vọng… giá các loại rau củ quả cũng tương đương. Ngoài ra, các mặt hàng cá, tôm, các loại rau gia vị vẫn có giá bán không đổi so với dịp cuối tháng 11 đầu tháng 12.

Chị Đỗ Thu H, bán thịt tại chợ Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, mặc dù giá xăng giảm mạnh nhưng các mặt hàng khác vẫn không giảm nên giá thịt vẫn phải giữ nguyên.

“Cứ nói giá xăng giảm thì giá thịt giảm là không đúng, vì bây giờ chúng tôi đi buôn phải phụ thuộc vào nguồn hàng, họ bán cho giá đắt thì làm sao chúng tôi giảm được, giảm thì lời đâu nữa? Thời điểm này sắp tết, thị trường cung ứng các mặt hàng thực phẩm tươi hạn chế, nguồn cung có tâm lý “để dành” đến gần tết bán được giá cao nên muốn mua hàng vào còn khó. Do đó, giá các mặt hàng này không thể giảm là điều dễ hiểu thôi. Nếu tất cả mọi thứ cùng giảm thì chúng tôi cũng giảm theo chứ không thể quy chụp bắt một hàng giảm trong khi những hàng liên quan khác vẫn giữ nguyên”- chị H giải thích.

Trong khi đó, giá xăng tăng các công ty vận chuyển, các dịch vụ taxi, giá cả hàng hoá, vé máy bay,…cũng đang giảm ở mức rất nhẹ chưa xưng đáng với giá xăng giảm. 

Cơ quan quản lý phải đúc đẩy

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho hay người tiêu dùng hiện đang thắc mắc tại sao xăng giảm 12 lần, giá cả nhiều mặt hàng vẫn đang đứng cao một cách vô lý do nhiều nguyên nhân. Cái này đòi hỏi sự thúc đẩy của cơ quan quản lý nhà nước phải bắt tay vào kiểm soát giá cả.  

"Giá xăng đã giảm đến 7.760 đồng/lít nhưng niềm vui của người dân vẫn chưa trọn. Đó là bởi vì các mặt hàng khác vẫn chưa giảm theo. Người dân hiện vẫn phải bỏ tiền ra mua giá ảo”, ông Phú nói.

Theo ông Phú các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc để thiết lập mặt bằng giá mới phù hợp với mức giảm giá của giá xăng. Các siêu thị cũng muốn giảm giá nhanh nhưng thực tế còn liên quan đến chuỗi cung ứng nên chưa thể nói trước điều gì.

Chỉ còn hai tháng nữa đến Tết Nguyên đán, nói về sự chuẩn bị của các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng, ông Phú cho hay, các đơn vị vẫn đang chuẩn tuy nhiên sự chuẩn bị hết sức dè dặt, thậm chí có đơn vị mua đến đâu bán đến đó hoặc tổ chức giao lưu trao đổi hàng hóa để giải quyết hàng tồn kho. Sức cầu rất chậm, họ chỉ mua hàng thiết yếu. Tết Nguyên đán năm nay nghỉ 9 ngày, nhiều người tổ chức đi xa dẫn đến sức tiêu thụ hàng hóa ở thành phố giảm.

“Lực lượng người nghèo 85%, lương chỉ có 3-4 triệu đồng, với mức lương như vậy thì tiêu tết rất khiêm tốn. Tôi dự đoán giá cả năm nay không có biến động lớn trừ các mặt hàng thiết yếu thịt gà, thủy hải sản tươi sống có thể biến động lớn” – ông Phú nhấn mạnh.

An Nhiên

>>Xăng giảm giá kỷ lục, doanh nghiệp than khó khăn không thể giảm giá

Bài liên quan
Đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là một trong những nhóm giải pháp, nhiệm vụ quan trọng tại Chỉ thị 30 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xăng giảm 12 lần, giá tiêu dùng vẫn “làm thinh“