Ngày 31.5 tại Hà Nội, TAND Tối cao đã công bố Nghị quyết số 03/2019 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội “Rửa tiền”.

Xuất hiện khá nhiều phương thức, thủ đoạn rửa tiền tinh vi

Thu Anh | 01/06/2019, 06:15

Ngày 31.5 tại Hà Nội, TAND Tối cao đã công bố Nghị quyết số 03/2019 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội “Rửa tiền”.

Để có cơ sở pháp lý nhằm xử lý ngày càng có hiệu quả loại tội phạm này, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung và cụ thể hóa các tình tiết có tính chất định tính về tội “Rửa tiền” nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành hơn một năm qua cho thấy vẫn còn một số quy định chưa thực sự rõ ràng, cụ thể, cần phải hướng dẫn để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

Trong Nghị quyết 03/2019 còn nêu rõ về tội phạm nguồn là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự và tài sản có được từ tội phạm đó trở thành đối tượng của tội “Rửa tiền”. Hành vi phạm tội nguồn có thể do công dân Việt Nam, pháp nhân thương mại Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam thực hiện trong hoặc ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo lãnh đạo TAND Tối cao, tội phạm nguồn là tội phạm phát sinh ra nguồn tiền để cho các tội phạm khác thực hiện. Trong Nghị quyết 03, trường hợp chỉ cần biết hoặc có thể biết nguồn có thể đã bị xử lý, chưa cần xem xét tới tội phạm nguồn, không bao giờ xử lý tội phạm rửa tiền mà loại trừ tội phạm nguồn.

Theo TAND Tối cao, thực tiễn phòng, chống tội phạm thời gian qua cho thấy đã xuất hiện khá nhiều phương thức, thủ đoạn rửa tiền tinh vi, xảo quyệt. Tội phạm rửa tiền lợi dụng thói quen giao dịch bằng tiền mặt của người dân để mua tài sản có giá trị cao như bất động sản, ô tô, vàng bạc, đá quý..., sau đó nhờ người khác đứng tên, cất giấu nhằm hợp pháp hóa nguồn tiền “bẩn” thu được từ các hoạt động tội phạm.

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, các loại tội phạm đều xuất phát từ lợi nhuận, sau khi hoàn tất hành vi phạm tội ban đầu (ma túy, lừa đảo, trộm cắp…), tài sản sau đó do quản lý tiền tệ tất cả phải qua ngân hàng, muốn dùng tiền mặt phải xóa đi dấu vết tội phạm, từ đó phát sinh các thủ đoạn mới (tẩy rửa, làm xa dần đi dấu hiệu tội phạm ban đầu), đó là quá trình rửa tiền.

Dù Nghị quyết được ban hành nhưng phía TAND Tối cao vẫn sẽ theo dõi, cập nhật nếu cần sửa đổi bổ sung. Chánh án Nguyễn Hòa Bình cũng lưu ý các cơ quan điều tra, trong quá trình điều tra tội phạm nguồn thì phải điều tra tiếp hành vi sau đó.

Nhã Thanh
Bài liên quan
TP.HCM: Triệt phá đường dây rửa tiền, vận chuyển trái phép qua biên giới hơn 13.000 tỉ đồng
Ngày 27.4, Công an TP.HCM vừa triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia, hoạt động “rửa tiền”, “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” với số tiền giao dịch khủng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Quân đội Pháp
7 giờ trước Sự kiện
Sáng 6.5 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sebastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xuất hiện khá nhiều phương thức, thủ đoạn rửa tiền tinh vi