Chủ trương của Bộ Y tế là đẩy mạnh phát triển y tế cơ sở, đồng thời gắn liền với mô hình y học gia đình nhằm thu hút bệnh nhân, giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên thực tế hiện nay hoạt động của các trạm y tế đang tồn tại rất nhiều bất cập làm kìm hãm sự phát triển.
Nhiều bất cập đang tồn tại ở trạm y tế
Hiện nay tình trạng bệnh nhân khám chữa bệnh vượt tuyến đang trở thành nỗi lo của ngành y tế. Nhiều bệnh nhân mắc những bệnh đơn giản mà lẽ ra chỉ cần điều trịở địa phương lại“nhảy” lên tuyến trên. Có những bệnh chỉ cần điều trị ở tuyến tỉnh, huyện thì người bệnh lên tuyến trung ương; hoặc có những bệnh chỉ cần điều trị tuyến phường, xã hayquận - huyện thì người bệnh lại lên tuyến tỉnh. Việc làm này không chỉ khiến quá tải cho các bệnh viện tuyến trên mà còngây ra một sự lãng phí khá lớn khi ngành y tế đang đẩy mạnh đầu tư cho hệ thống y tế cơ sở.
Tại hội nghị nâng cao chất lượng trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình hôm (10.10) Bộ Y tế cho biết có 35,4% bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở tuyến trung ương có thể điều trị được ở tuyến tỉnh, huyện và 20% có thể điều trị được ở tuyến huyện. Đặc biệt có đến 41,5% bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh có thể điều trị được ở tuyến huyện và 11% có thể điều trị được ở trạm y tế.
Bên cạnh đó Bộ Y tế cũng chỉ ra những yếu kém khác của các trạm y tế hiện nay, nhất là chưa làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu; chưa quản lý được bệnh mạn tính của người dân; số lượng, chất lượng các dịch vụ y tế, danh mục thuốc còn quá ít .”Hiện nay các trạm y tếmới thực hiện được 50 đến 70% các dịch vụ kỹ thuật, khoảng 40% danh mục thuốc theo phân tuyến”, đại diện Bộ Y tế cho biết.
Những yếu kém trên tại các trạm y tế được Bộ Y tế nhìn nhận là do chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe chưa đạt yêu cầu; nhân lực thiếu và yếu; đầu tư thấp; chế độ, chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng; chính quyền địa phương chưa nhận thức và quan tâm đầy đủ; cơ chế tài chính còn nhiều bất cập...
Theo Bộ Y tế hiện nay ngân sách nhà nước chưa đảm bảo30% chi cho y tế dự phòng, ngân sách của các trạm y tế hiện chỉ chi lương nên không có kinh phí hoạt động. Các trạm y tế chưa được hướng dẫn cơ chế tài chính để thực hiện đa chức năng.
Gắn với y học gia đình vẫn chưa hiệu quả
Vai trò của y tế cơ sở cũng như trạm y tế được Bộ Y tế nhìn nhận là nền tảng, xương sống của hệ thống y tế và là tuyến đầu, “người gác cổng” của hệ thống y tế. Đây là nơi rất phù hợp để gắn với mô hình y học gia đình.
Tuy nhiên những kỳ vọng của Bộ Y tế về trạm y tế theo mô hình nguyên lý y học gia đình là liên tục, toàn diện, lồng ghép, phối hợp, dự phòng, gia đình, cộng đồng vẫn chưa đem lại kết quả như mong muốn.
Sau một thời gian thực hiện thí điểm mô hình trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình tại 26 trạm y tế, đến nay các trạm này chỉ mớilàm công tác dự phòng như: chăm sức sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số..., chưa lập được hồ sơ sức khỏe như mô hình y học gia đình. Các trạm y tế này vẫn chưa thực hiện hết các danh mục kỹ thuật, danh mục thuốc cho phép, có nơi chỉ mới thực hiện chưa tới 20% danh mục kỹ thuật cho phép.
Cơ sở hạ tầng quá cũ kỹ, công năng chưa phù hợp; còn trangthiết bị thì vừa thiếu vừa cũ; đặc biệt chỉ mới có 10/26 trạm y tế sử dụng công nghệ thông tin để quản lý hồ sơ bệnh án.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế cho biết bắt đầu từnăm 2019, Bộ sẽ triển khai lắp đặt hệ thống y tế từ xa tại 26 trạm y tế xã, phường, điểm trong cả nước, nhằm kết nối các trạm y tế với các bệnh viện, trung tâm y tế huyện, bệnh viện tuyến tỉnh, sở y tế, các bệnh viện tuyến Trung ương và Bộ Y tế.
Cùng với việc kết nối y tế từ xa, trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo các địa phương cần làm ngay việc lập và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân của người dân. Đẩy mạnh việc theo dõi, điều trị các bệnh không lây nhiễm, mạn tính đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng.
Về tiến độ, bà Tiến cho biết trong năm 2018, các địa phương phải hoàn thành mô hình 26 trạm y tế xã điểm, tiến tới triển khai rộng khắp tại các trạm y tế xã, phường còn lại mà không cần chờ kết quả các trạm y tế làm điểm.
“Mỗi tỉnh phải chọn 1 đến 2 huyện và một số trạm y tế xã để chỉ đạo điểm, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm trong triển khai rộng rãi. Đến năm 2023 các địa phương phải hoàn thành việc đồng bộ hóa, phát triển hệ thống trạm y tế xã, phường”, Bộ trưởng Tiến yêu cầu.
Hồ Quang