Cặp rắn “khủng” thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, vì mục đích thương mại hay nhu cầu nào khác.

An Giang: Cặp rắn ‘khủng’ trên núi Cấm là rắn hổ mang chúa

16/05/2019, 11:41

Cặp rắn “khủng” thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, vì mục đích thương mại hay nhu cầu nào khác.

Ông Trần Phú Hòa - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm - Ảnh: Tô Văn

Sáng 16.5, ông Trần Phú Hòa - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, cho biết: “Sau khi Đoàn kiểm tra của Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang và huyện, cùng với các ban ngành đến tận nơi, đã xác minh được danh tính 2 con rắn “khủng” trên núi Cấm là loài rắn hổ mang chúa. Trọng lượng mỗi con chỉ khoảng 18kg (đoàn chưa cân chỉ ước lượng vì sức khỏe của cặp rắn, không nhất thiết phải cân, đo) và chiều dài mỗi con 4m (cũng ước lượng). Không có những con rắn nào khác!”.

Cũng theo ông Hòa, theo Nghị định 06/2019 về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thì rắn hổ mang chúa thuộc nhóm 1B (động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại).

Hiện Chi cục đang báo cáo lên UBND tỉnh để có hướng xử lý những vấn đề có liên quan đến việc Tập đoàn Sao Mai đang nuôi nhốt 2 con rắn hổ mang chúa tại khu du lịch đồi Tức Dụp. Nhưng trước mắt là Sở TN-MT sẽ tham mưu UBND tỉnh chờ chỉ đạo.

Rắn “khủng” được doanh nghiệp bắt trên Núi Cấm là loài hổ mang chúa - Ảnh: Tô Văn

“Hướng tới chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các đơn vị có liên quan để xác định cặp rắn được bắt có hợp pháp hay không hợp pháp, nếu vi phạm các cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử lý hình sự. Nhưng nếu cặp rắn này bị bắt ở nơi được phê duyệt dự án thì không thể xử lý người bắt chúng”, ông Hòa nói.

“Với hiện trường nhận định ban đầu thì chúng tôi nhận thấy nơi đây rất có thể có nhiều rắn trú ẩn. Khi doanh nghiệp bắt được cặp rắn vào buổi sáng thì với đặc tính loài rắn này rất chậm chạp vào ban ngày, nhanh nhẹn vào ban đêm và không có vụ phun nọc độc từ xa gây nguy hiểm cho người bắt”, ông nói thêm.

Cũng theo ông, hiện tại cặp rắn này được giao tạm thời cho khu du lịch đồi Tức Dụp chăm sóc và nuôi giữ, tình trạng sức khỏe cặp rắn này tương đối tốt.

“Chúng tôi cũng yêu cầu công tác chăm sóc chuồng trại, vệ sinh, thức ăn, để cặp rắn này có sức khỏe tốt nhất chờ đến khi UBND tỉnh ra quyết định tịch thu để giao cho trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) vì nơi đây có đủ điều kiện nuôi nhốt, bảo tồn theo quy định. Còn nếu UBND tỉnh giao cho ngành Kiểm lâm cấp phép thì chúng tôi không thể cấp phép cho 1 cá nhân hay đơn vị nào nuôi nhốt”, ông Hòa nhận định.

Tô Văn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
An Giang: Cặp rắn ‘khủng’ trên núi Cấm là rắn hổ mang chúa