Từ đầu năm tới giờ Nam Bộ hầu như không có mưa, thời tiết nắng nóng, hanh khô kéo dài ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Bảo vệ môi trường

An Giang: Nông dân vùng Bảy Núi mong mưa từng ngày

Tô Văn 30/04/2024 17:00

Từ đầu năm tới giờ Nam Bộ hầu như không có mưa, thời tiết nắng nóng, hanh khô kéo dài ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Mong mưa để giải tỏa “cơn khát” cho cây trồng

Vào những ngày cuối tháng 4, phóng viên Một Thế Giới có mặt tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Dọc đường quan sát là các hồ chứa nước ở chân núi Dài, hồ Ô Tà Sóc, hồ Ô Thum và hồ Soài Chek đều gần như đã cạn kiệt.

4-san4.jpg
Nước hồ Ô Tà Sóc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) nhiều chỗ trơ đáy, chỉ còn chút ít - Ảnh: M.H

Trước mắt chúng tôi, những đây lòng hồ trơ đáy lộ ra đá sỏi, cỏ dại mọc lên. Trời oi bức phả cái nóng lên những rẫy, vườn cây ăn trái, ruộng lúa, ruộng hoa màu của bà con nông dân nơi đây.

Trên triền núi, nhiều khu vực trồng cây rừng đang bị khô hạn, trơ trọi thành một màu vàng khô. Không chỉ hệ sinh thái rừng bị tàn phá bởi nắng hạn kéo dài, nhiều nhà vườn cũng đang gánh chịu thiệt hại khá nặng nề khi nhiều loại cây ăn trái không chịu nổi sức nóng ngày càng tăng, lại thiếu nước tưới.

3-san3.jpg
Một nông dân trồng xoài trên núi Dài, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang bên cây xoài bị khô héo do nóng, thiếu nước tưới - Ảnh: M.H

Ông Út Lợi (ngụ xã Lương Phi, huyện Tri Tôn), có hơn 5ha xoài các loại trồng trên núi Dài cho biết gia đình ông trồng trọt ở đây đã được hơn 20 năm nhưng chưa từng thấy đợt nắng hạn nào khốc liệt như năm nay.

“Điều buồn nhất là hạn hán kéo dài, nhà vườn tôi năm nay bị thiệt hại nặng nề. Nếu như những năm trước, mùa này tôi thu hoạch được 6 - 7 tấn xoài nhưng năm nay tôi mới bọc trái chưa đến 1.000 trái. Ngoài thất mùa, vườn tôi còn có hơn 20 cây xoài hơn 10 năm tuổi đang bị héo lá, chết khô do nắng nóng, không có nước tưới. Hiện bà con vùng núi này chỉ còn biết cầu mong trời mưa, để giải tỏa cơn khát cho cây trồng”, ông Út Lợi bộc bạch.

1-san1.jpg
Nắng hạn, thiếu nước, thời tiết nóng, mặt đất khô... đã làm ruộng sắn dưới chân núi Dài bị chết khô - Ảnh: M.H

Cùng cảnh ngộ với ông Út Lợi, anh Ba Phước có 3ha xoài 5 - 10 năm tuổi trồng trên núi Dài thở dài: “Trờ nóng gay gắt khô hạn thế này, không chỉ xoài mà còn nhiều loại cây ăn trái khác như bơ, sầu riêng, dâu đều bị rụng lá rồi khô, chết”.

Anh Chau Tên (ngụ ấp Tà Miệt, xã Lương Phi) đầu tư hơn 15 triệu đồng cho 3 công đất ở khu vực chân núi Dài để trồng sắn. Nắng hạn, thiếu nước, thời tiết nóng, mặt đất khô, độ ẩm thấp đã làm ruộng sắn bị chết gần hết, không thể cứu vãn.

Chống hạn bằng mọi cách có thể

Trước tình trạng hạn hán ngày càng gay gắt, kéo dài, UBND tỉnh An Giang đã có công văn yêu cầu Sở NN-PTNT và các sở ngành, địa phương, các đơn vị liên quan tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống nắng nóng, hạn hán thiếu nước, xâm nhập mặn.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN-PTNT, lãnh đạo các huyện, thị, thành theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo về thời tiết, khí tượng, thủy văn, nguồn nước, xâm nhập mặn; kiểm kê, nắm chắc thông tin về nguồn nước trên địa bàn để cập nhật phương án, kế hoạch phòng chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn của địa phương phù hợp với điều kiện nguồn nước.

2-san2.jpg
Vườn cây ăn trái bị chết khô - Ảnh: M.H

Ủy ban tỉnh chỉ đạo, trường hợp xảy ra thiếu nước không bảo đảm cung cấp đủ cho các nhu cầu sử dụng, phải ưu tiên cấp đủ nước cho sinh hoạt, tưới cho cây lâu năm có giá trị kinh tế cao và các nhu cầu thiết yếu khác; vận hành hiệu quả các hệ thống, công trình thủy lợi để lấy nước, chủ động trữ nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu tối thiểu nước tưới cho cây trồng khi xảy ra thiếu nước, hạn chế thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất nông nghiệp.

Bài liên quan
Tiền Giang: Nông dân trồng sầu riêng hữu cơ trúng mùa, trúng giá
Trong khi nhiều vườn sầu riêng ở ấp Hiệp Ninh, xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) mất mùa thì vườn cây sầu riêng của ông Trần Văn Nhựt lại có năng suất cao, trúng giá.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
An Giang: Nông dân vùng Bảy Núi mong mưa từng ngày