Đây là một vấn đề rất mới mẽ hội thảo đặt ra trong bối cảnh ĐBSCL đang đứng trước nhiều thách thức từ thiên nhiên và hội nhập quốc tế. Hội thảo khoa học do Học viện Chính trị khu vực IV tổ chức ngày 1.11 tại TP.Cần Thơ.

An ninh con người ở ĐBSCL trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Văn kim Khanh | 01/11/2022, 23:14

Đây là một vấn đề rất mới mẽ hội thảo đặt ra trong bối cảnh ĐBSCL đang đứng trước nhiều thách thức từ thiên nhiên và hội nhập quốc tế. Hội thảo khoa học do Học viện Chính trị khu vực IV tổ chức ngày 1.11 tại TP.Cần Thơ.

z3846587057183_b61e0dcd0c8d80a1496435383c2c2928.jpg
Hội thảo khoa học an ninh con người ở ĐBSCL trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Ảnh: Văn Kim Khanh

Chủ đề hội thảo tưởng như khô cứng, tuy nhiên hội thảo thu hút gần 100 khách mời đến từ các tỉnh ĐBSCL. Tại hội thảo, một số đại biểu chia sẻ, vùng ĐBSCL là địa bàn chiến lược về chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng của đất nước. ĐBSCL đang đứng trước những tác động đến kinh tế xã hội lớn như biến đổi khí hậu, giải quyết việc làm, biến động di cư... Các đại biểu đưa ra giải pháp như cần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; có cơ chế, chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế, chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng bối cảnh hội nhập hiện nay.

thu-hoach-lua-he-thu-o-an-giang-khang-duy.jpg
ĐBSCL vùng trọng điểm lúa của cả nước -Ảnh: Khang Duy

Tất cả ý kiến của đại biểu đều bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về vấn đề “An ninh con người”. Đây là những ý kiến thực tế đóng góp, xây dựng đưa ra giải pháp hướng đến với mục tiêu “Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia. An ninh con người để  xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Trong các ý kiến báo cáo tại hội thảo, đáng chú ý là tham luận của ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh - Giảng viên Học viện chính trị khu vực IV, với đề tài "An ninh con người khái niệm và nội hàm". Theo tác giả, an ninh con người là chủ đề quan trọng trong thế giới đương đại. Với  mục tiêu cơ bản của phát triển con người, khái niệm “An ninh con người” (Human Security) được Cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) nêu lên trong “Báo cáo phát triển con người” năm 1994. Cùng với sự phát sinh của nhiều sự kiện từ cuối thế kỷ XX đến nay, như khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997; sự kiện khủng bố ngày 11.9.2001; dịch SARS năm 2003, đại dịch COVID-19... An ninh con người (thuộc phạm trù an ninh phi truyền thống) ngày càng nhận được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước trên thế giới.

sat-lo-tra-noc.jpg
Sạt lở đang xảy ra nhiều nơi ở ĐBSCL - Ảnh: Internet

Từ góc độ lịch sử, mặc dù những nội dung về an ninh con người được đề cập đến không phải là một phát minh hoàn toàn mới, nhưng có thể nói, an ninh con người vẫn là một vấn đề được quan tâm nhất trong số các vấn đề liên quan đến an ninh hiện nay. Một số quốc gia, như Canada, Na Uy, Nhật Bản, Iceland, Hà Lan, Thái Lan, Thụy Sỹ... từ rất sớm đã đưa khái niệm an ninh con người vào chính sách đối ngoại của mình. Hội nghị Thượng đỉnh các nước công nghiệp G8, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và nhiều cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc cũng đưa vấn đề an ninh con người vào vị trí ưu tiên và trọng tâm trong chương trình nghị sự của mình. Từ sau thập niên 90 của thế kỷ XX, các hội nghị quốc tế về an ninh con người cũng đã được tổ chức ở nhiều nước trên thế giới. Đến nay, “mạng lưới tổ chức về an ninh con người” đã được thiết lập và đã tổ chức 06 hội nghị cấp bộ trưởng. Tất cả những điều này cho thấy, vấn đề an ninh con người ngày càng nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. “Báo cáo phát triển con người” năm 1994 của UNDP đã viết: “Khái niệm an ninh con người tuy đơn giản, nhưng có thể mở ra một cuộc cách mạng xã hội trong thế kỷ XXI”. Thực tế phát triển đang từng bước chứng minh nhận định này của UNDP.

tesst-nhanh-tai-phuong-phuthu7.jpg
Dịch bệnh COVID-19 từng hoành hành ở ĐBSCL -Ảnh: Văn Kim Khanh

ThS. Lê Minh Nho, đến từ Trường đại học An ninh nhân dân có bài viết gây chú ý với tham luận: “Kinh nghiệm đảm bảo an ninh con người của Trung Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam”. Tác giả có góc nhìn về an ninh con người nhìn từ Trung Quốc khá mới mẽ. Theo tác giả, Trung Quốc rất chú trọng vấn đề an ninh con người. An ninh con người bao gồm an ninh chính trị, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an sinh xã hội... Đất nước có phát triển, ổn định phải bắt đầu từ an ninh con người.

z3846585319540_d05f5f6005b9a57e60919c7d1b88e7d1.jpg
Những đại biểu góp tiếng nói trong hội thảo -Ảnh: Văn Kim Khanh

Tham luận của TS. Trần Thị Thúy Linh, đến từ Học viện Chính trị khu vực III với đề tài: “Đảm bảo an ninh con người ở ĐBSCL hiện nay". Theo tác giả, đây là vùng địa chính trị rất quan trọng của Việt Nam. Trong thời hội nhập vùng đất này đang có nhiều áp lực từ thiên nhiên như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn hán, nhập mặn... Ngoài ra, vấn đề an ninh biên giới, biển đảo, vấn đề an ninh về dân tộc, tôn giáo cũng luôn đặt ra. Làm gì để đảm bảo ĐBSCL phát triển hội nhập an toàn là vấn đề lớn của vùng và cả nước.

Kết luận hội thảo, NSƯT. TS Huỳnh Thanh Quang, Phó giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV cho biết, đã có 59 bài tham luận gởi về hội thảo, trong đó có 6 bài 6 tác giả được chọn báo tại hội thảo. Nhiều ý kiến rất thiết thực góp ý phản biện trong hội thảo. Nhiều ý kiến quý báu về an ninh con người ĐBSCL rất đáng chú ý, trân trọng. Hy vọng, những vấn đề lớn của ĐBSCL về an ninh truyền thống và phi truyền thống sẽ được bàn bạc sâu rộng hơn ở những hội thảo sau này.

Bài liên quan
Tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực ở ĐBSCL còn rất nhiều điểm nghẽn
Theo Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Trần Việt Trường, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất nhiều tiềm năng, cần nguồn vốn đầu tư lớn trên đường phát triển, tuy nhiên tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực ở ĐBSCL còn rất nhiều điểm khó khăn cần tháo gỡ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
An ninh con người ở ĐBSCL trong bối cảnh hội nhập quốc tế