“Sự lãng phí hữu hình đã gây ra tổn thất rất lớn, rất nghiêm trọng, nhưng đằng sau đó còn nhiều lãng phí vô hình ảnh hưởng lớn đến sự phát triển”, ông Trần Hữu Hậu nói.

Đại biểu Trần Hữu Hậu: Lãng phí tránh nhiệm – sự lãng phí vô hình nhưng gây tổn thất khôn lường

Lam Thanh | 31/10/2022, 15:00

“Sự lãng phí hữu hình đã gây ra tổn thất rất lớn, rất nghiêm trọng, nhưng đằng sau đó còn nhiều lãng phí vô hình ảnh hưởng lớn đến sự phát triển”, ông Trần Hữu Hậu nói.

Thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) cho rằng còn nhiều tồn tại, hạn chế trong thực hành tiết kiệm, trong một số trường hợp còn lớn ảnh hưởng đến sự phát triển.

“Sự lãng phí hữu hình đã gây ra tổn thất rất lớn, rất nghiêm trọng, nhưng đằng sau đó còn nhiều lãng phí vô hình ảnh hưởng lớn đến sự phát triển”, ông Hậu nói.

Đại biểu Hậu phân tích sự lãng phí vô hình sẽ làm mất đi cơ hội phát triển, làm lãng phí nguồn lực quý giá, làm suy yếu bộ máy. Những câu chuyện về việc không thể tự chủ bệnh viện, bất cập trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế; cán bộ, công chức không dám làm những việc cần phải làm đã gây trì trệ cho bộ máy, gây lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc.

Ông Hậu cho rằng trong những trường hợp này, tinh thần trách nhiệm, do nhiều nguyên nhân, đã không được phát huy đầy đủ. Do đó, cần có sự lưu tâm kỹ hơn đối với những lãng phí vô hình này. Theo ông, hiện nay các địa phương đang xây dựng dự toán ngân sách năm 2023, tuy nhiên những quy định về sử dụng nguồn đầu tư công còn bất cập, làm phát sinh nhiều chi phí về thời gian, thủ tục.

hau.jpg
Đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) phát biểu

Ông Hậu kiến nghị Bộ Tài chính cần sớm trình hồ sơ Nghị quyết bổ sung quy định về sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước để thực hiện xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, mở rộng tài sản công hằng năm nhằm khắc phục những bất cập trong việc triển khai thực hiện các vấn đề liên quan khi chưa sửa Luật Đầu tư công.

“Thất thoát, lãng phí trách nhiệm gây ra những hậu quả khôn lường đối với hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước, thực thi công vụ, làm thất thoát, lãng phí lòng tin của nhân dân”, ông Hậu nêu.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Long An) chỉ rõ, đối với lĩnh vực khoa học công nghệ, báo cáo chỉ nêu quản lý, sử dụng kinh phí, sự nghiệp khoa học công nghệ chưa triệt để, tiết kiệm chưa hiệu quả, còn thất thoát, lãng phí mà chưa chỉ ra được cơ quan, tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho biết cử tri phản ánh có dấu hiệu thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Cụ thể là việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học - công nghệ tại doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc dẫn đến tiền trong quỹ còn nghẽn là một sự lãng phí rất lớn về nguồn lực của nhà nước và xã hội.

“Vấn đề đặt ra tại sao những vướng mắc trong quản lý sử dụng quỹ tồn tại suốt trong 5 - 6 năm qua mà vẫn không thể giải quyết triệt để và sẽ còn kéo dài đến khi nào?”, ông Tuấn Anh đặt câu hỏi.

Đại biểu Tuấn Anh nhấn mạnh cùng với cần sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong các quy định hiện hành cần gắn trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước với các nguồn lực xã hội để khoa học - công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

anh.jpg
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Long An) phát biểu

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho rằng không nên coi việc giám sát này là đơn thuần đối chiếu các loại định mức, tiêu chuẩn xem có phù hợp hay không, bởi có những lãng phí vô hình mà báo cáo không đề cập được, không đo đếm được.

Ông Nhân cũng cho biết, cơ chế, chính sách chưa thực sự phù hợp, đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng đã làm vùng Đông Nam Bộ nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía nam nói riêng, dù có điều kiện, cơ hội, dư địa phát triển, nhưng đang cạn dần nguồn lực, động lực để tăng trưởng. Việc lãng phí cơ hội này có cần được nhận diện, đánh giá hay không?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga bày tỏ băn khoăn hiện tượng lãng phí trong lĩnh vực công nhiều hơn và trầm trọng hơn khu vực tư.

“Tại khu vực công thì vẫn còn nhiều thất thoát, lãng phí từ việc nợ đọng thuế, thất thu thuế cho đến hàng nghìn dự án chậm tiến độ mà trong báo cáo các phụ lục đã nêu rất chi tiết và hằng năm Quốc hội đều xem xét các báo cáo liên quan đến nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, bà Nga nêu.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng một nguyên nhân căn bản khiến cho việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn nhiều hạn chế, đó là ý thức cá nhân chỉ chú trọng đến những lợi ích của bản thân, không vì cái chung, không vì tập thể. Việc tiết kiệm, chống lãng phí trong khu vực công đòi hỏi con người phải đặt lợi ích của cộng đồng, của tập thể, của quốc gia lên trên lợi ích cá nhân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại biểu Trần Hữu Hậu: Lãng phí tránh nhiệm – sự lãng phí vô hình nhưng gây tổn thất khôn lường