Sau khi Angelina Jolie công khai ca phẫu thuật cắt bỏ bộ ngực vào năm 2013, hàng ngàn phụ nữ Mỹ đã đổ xô đi xét nghiệm gene BRCA, điều mà nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét là không cần thiết.

Angelina Jolie khiến phụ nữ Mỹ lãng phí hàng trăm tỉ đồng

Chí Thiện | 24/12/2016, 16:49

Sau khi Angelina Jolie công khai ca phẫu thuật cắt bỏ bộ ngực vào năm 2013, hàng ngàn phụ nữ Mỹ đã đổ xô đi xét nghiệm gene BRCA, điều mà nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét là không cần thiết.

Năm 2013, Angelina Jolie đã thông qua tờ The New York Times để kể lại quá trình cắt bỏ bộ ngực nhằmphòng ngừa căn bệnh ung thư của mình. Mang trong ngườibản sao khiếm khuyết của geneBRCA1, côcó 87% nguy cơ mắc ung thư vú và 50% nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Angelinabị di truyền gene này từ mẹ,bà Marcheline Bertrand,người qua đời ở độ tuổi 56 vào năm 2007 vì ung thư buồng trứng. Cô cũngđưa ra lời khuyên rằng phụ nữ Mỹ nên trải qua một cuộc xét nghiệm tương tự vốn tiêu tốn đến 3,000 USD.

Angelina Jolie trên bìa tạp chí Time

Mới đây, những nhà nghiên cứu tại đại học Harvard kết luận rằng người Mỹ đã tiêu tốn gần 14 triệu USD cho những cuộc xét nghiệm gene BRCAkhông cần thiết sau khi Angelina chia sẻ câu chuyện của cô. Biến thể có hại của gene BRCA1 và BRCA2 khá hiếm. Chínhvì thế,bác sĩ khuyên rằng bạn chỉ nên xét nghiệm nếu như có thành viên trong gia đình mang bệnh. Mặc dù bài viết của Angelina có ghi rõ sự gia tăng rủi ro trong trường hợp của cô thế nhưng nó vẫn không đủ rõ ràng và dẫn đến ngộ nhận cho nhiều người đọc.

"Tỉ lệ xét nghiệm gene BRCA hằng ngày tăng lên đột biến và khá mạnh. Thông thường, trung bìnhcứ 100.000 phụ nữ thì có 0.71 người tiến hành kiểm tra. Con số này đã tăng lên 1,13 trong15 ngày ngaysau khi bài viết được công bố. Uớc tính chi phíchênh lệch vàokhoảng 13,5 triệu USD. Mặc dù vậy, không hề có sự gia tăng đáng kể cho cùng nhóm phụ nữ này trong những tháng tiếp theo. Điều này chứng tỏ các xét nghiệm BRCA đã không tìm ra thêm những người phụ nữ mang bệnh(hoặc là họ không muốn trải qua phẫu thuật)", những nhà nghiên cứu cho biết. "Tuyên bố củangười nổi tiếng trong thời đại truyền thông xã hội số có thể nâng cao nhận thức và khuyến khíchsử dụng các biện pháp phòng ngừa y tế chođối tượng khán giả rộng lớn hơn. Tuy nhiên, việc tập trung vào một nhóm người cụ thể của họ có thể bị hạn chế".

Một nghiên cứu khác được tiến hành tại Đại học Maryland chothấybài viết của Angelina tuy có ý tốt nhưng đã không cải thiện đượcsự hiểu biết của người đọc về các rủi ro. "Cứ 4 người Mỹ thì có 3 ngườibiết đến ca phẫu thuật cắt bỏ ngực của Angelina Jolie. Thế nhưng, ít hơn 10% số người được hỏi giải thích được chính xác nguy cơ phát triển bệnh ung thư liên quan đến biến thể của gene BRCA", các nhà nghiên cứu cho biết.

Cây viết Julia Belluz của tờ Vox cho rằng sự nổi tiếng của các ngôi sao thường dẫn đến sự hiểu lầm. Cô khẳng định Angelina là một cá nhân đáng ngưỡng mộ nhưng để có thể khuyến khích mọi người nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề sức khỏe thì phải đòi hỏi một bài viết tốt hơn rất nhiều.

Mai Thảo (theo Time)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Angelina Jolie khiến phụ nữ Mỹ lãng phí hàng trăm tỉ đồng