Dự báo khoảng 13 giờ ngày mai 21.7, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão trên khu vực bắc và giữa Biển Đông sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới ngay trên biển, gây mưa lớn cho nhiều nơi.
Theo dòng thời sự

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, đảm bảo an toàn ngư dân và tàu thuyền

Tuyết Nhung 20/07/2024 16:51

Dự báo khoảng 13 giờ ngày mai 21.7, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão trên khu vực bắc và giữa Biển Đông sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới ngay trên biển, gây mưa lớn cho nhiều nơi.

Hồi 7 giờ ngày 20.7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,3 độ vĩ bắc; 115,4 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 420km về phía đông - đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50 - 61km/giờ), giật cấp 9; di chuyển theo hướng tây - tây bắc với tốc độ 10 - 15km/giờ.

Trong 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây bắc, khoảng 15 km/giờ, có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10, vùng nguy hiểm từ 14 - 19,5 độ vĩ bắc; 111,5-117 độ kinh đông.

Cơ quan khí tượng cũng phát đi cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Hà Giang, Tuyên Quang và Lâm Đồng. Trong 6 giờ qua (từ 8 giờ ngày 20.7 đến 14 giờ ngày 20.7), khu vực các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang và Lâm Đồng đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Búng Lao 242,6mm, Ẳng Cang 132,8mm (Điện Biên); Mường Cai 237,6mm (Sơn La); Xuân Lập 48,4mm, Xuân Lập 47,6mm (Tuyên Quang); Hòa Nam 145,6mm, Ninh Gia 54,4mm (Lâm Đồng)...

Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Trong 3 - 6 giờ tới, khu vực các tỉnh trên tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 20 - 30mm, có nơi trên 60mm... Nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện.

Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế - xã hội.

Bộ Tham mưu bộ đội biên phòng đã có điện chỉ đạo các đơn vị biên phòng tuyến biển theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và thời tiết nguy hiểm trên các vùng biển để phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo cho các phương tiện đang hoạt động trên biển chủ động di chuyển vòng tránh không đi vào khu vực nguy hiểm và có kế hoạch sản xuất đảm bảo an toàn.

Đồng thời, cần duy trì nghiêm chế độ trực, sẵn sàng lực lượng, phương tiện kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra, các đơn vị từ Quảng Bình đến Khánh Hòa quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền.

Theo báo cáo chưa đầy đủ, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 28.778 tùa thuyền với 154.092 người biết diễn biến, hướng đi của áp thấp nhiệt đới để chủ động di chuyển vòng tránh, thoát khỏi khu vực nguy hiểm.

Cụ thể, hoạt động tại khu vực Bắc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa: 326 tàu/2.181 người; hoạt động khu vực khác: 3.758 tàu/19.752 người; neo đậu tại các bến: 24.694 tàu/132.159 người. Hiện không có phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm; các phương tiện nằm trong vùng ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đang di chuyển vòng tránh.

Ngày 20.7, Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai có công văn gửi sở NN-PTNT các tỉnh thành Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định về việc đảm bảo an toàn ngư dân và tàu cá hoạt động trong vùng nguy hiểm.

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, hiện nay còn 326 tàu/2.181 người (Quảng Bình 6 tàu/27 người; Quảng Trị 48 tàu/339 người; Đà Nẵng 46 tàu/387 người; Quảng Nam 62 tàu/496 người; Quảng Ngãi 138 tàu/815 người; Bình Định 26 tàu/117 người) đang hoạt động tại khu vực Bắc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa (khu vực dự kiến bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão).

Để đảm bảo an toàn tàu thuyền, không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc, Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai đề nghị sở NN-PTNT tham mưu để Ủy ban nhân dân các tỉnh thành chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương rà soát các tàu thuyền đang trong khu vực nguy hiểm; bằng mọi biện pháp kiểm đếm, thông báo, kêu gọi, hướng dẫn các phương tiện, tàu thuyền di chuyển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú; trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện về Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai.

Bài liên quan
Áp thấp nhiệt đới đã vào đất liền, nguy cơ lũ lớn tại Bắc Trung Bộ
Áp thấp nhiệt đới đã vào đất liền các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế. Dự báo có mưa rất to, lũ lên nhanh trên sông Gianh (Quảng Bình) và nguy cơ xuất hiện đợt lũ tại Nghệ An, Hà Tĩnh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, đảm bảo an toàn ngư dân và tàu thuyền