Hồng Kông không có cơ sở pháp lý để yêu cầu mở rộng bất kỳ quyền cụ thể nào cho 12 người Hồng Kông bị giam giữ ở Trung Quốc khi họ cố gắng chạy trốn bằng tàu và họ sẽ phải đối mặt với luật pháp ở đó”, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cho biết hôm 22.9.

Bà Carrie Lam: Không thể yêu cầu bảo vệ quyền lợi 12 người Hồng Kông bị Trung Quốc bắt

22/09/2020, 13:30

Hồng Kông không có cơ sở pháp lý để yêu cầu mở rộng bất kỳ quyền cụ thể nào cho 12 người Hồng Kông bị giam giữ ở Trung Quốc khi họ cố gắng chạy trốn bằng tàu và họ sẽ phải đối mặt với luật pháp ở đó”, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cho biết hôm 22.9.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga phát biểu trong một cuộc họp báo tại Hồng Kông - ảnh: Reuters

12 người này bị bắt vì xâm nhập trái phép vào vùng biển của Trung Quốc đại lục sau khi khởi hành từ Hồng Kông trên chiếc tàu đi đến Đài Loan.

Ngày 23.8, cảnh sát biển tỉnh Quảng Đông chặn một tàu ngoài khơi và bắt giữ 12 người Hồng Kông. Phương tiện truyền thông đưa tin nhóm này đang trên đường đến Đài Loan xin tị nạn chính trị.

Giới chức Trung Quốc lẫn Hồng Kông đều không công khai danh tính 12 người này. Song, truyền thông tiết lộ trong nhóm có nhà hoạt động dân chủ Andy Li bị cáo buộc rửa tiền và thông đồng với thế lực nước ngoài, cùng một người mang hai quốc tịch Trung Quốc - Bồ Đào Nha.

Cảnh sát Trung Quốc nói 12 người bị tình nghi vượt biên trái phép. Hôm 13.9, Bộ ngoại giao Trung Quốc gọi họ là “những kẻ ly khai” để đáp lại việc Mỹ mô tả vụ bắt giữ là sự suy giảm nhân quyền.

Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ - Morgan Ortagus tweet rằng vụ bắt giữ này là “một ví dụ khác về sự suy giảm nhân quyền ở Hồng Kông”.

Theo Reuters, việc thất bại khi chạy trốn sang Đài Loan của 12 công dân này làm tăng nỗi sợ hãi ở Hồng Kông về điều mà dân nơi đây cho là Trung Quốc quyết tâm chấm dứt bất kỳ nỗ lực nào giúp nền dân chủ lớn mạnh hơn.

Hôm 22.9, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông - Lâm Trịnh Nguyệt Nga được hỏi tại cuộc họp báo hàng tuần rằng bà có thể đảm bảo 12 người sẽ được cung cấp các biện pháp bảo vệ nhân quyền nếu giả định vô tội, xét xử công bằng và đại diện hợp pháp.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói: “Chúng tôi không có cơ sở pháp lý để làm những việc mà bạn muốn chúng tôi làm" cho biết các quyền hợp pháp của 12 người đang được bảo vệ theo luật pháp.

Bên cạnh đó, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói 12 người sẽ phải đối mặt với luật pháp ở Trung Quốc đại lục trước khi họ có thể trở về Hồng Kông để đối mặt với công lý cho bất kỳ tội nào gây ra tại quê nhà.

Cả 12 người đều bị tình nghi phạm tội ở Hồng Kông liên quan đến các cuộc biểu tình chống chính quyền nổ ra vào năm ngoái. 10 người đã bị buộc tội, được tại ngoại và không được phép rời khỏi thành phố.

Họ đang bị giam giữ ở thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc.

Thành viên gia đình 12 người bị cảnh sát Trung Quốc cắt cầu xin chính quyền Hồng Kông giúp đỡ hôm 13.9 - ảnh: Reuters

Số phận của 12 người này đang được theo dõi sát sao ở Hồng Kông trong bối cảnh lo ngại về việc Bắc Kinh kiểm soát thành phố nhiều hơn, đặc biệt là kể từ khi nước này áp đặt luật an ninh quốc gia hôm 30.6.

Chính quyền Bắc Kinh và Hồng Kông nói rằng luật này nhằm giải quyết hoạt động lật đổ, ly khai, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài.

Những người chỉ trích nói rằng nó làm suy yếu vị thế đặc biệt của Hồng Kông từng được đảm bảo khi Anh giao thành phố này cho Trung Quốc theo công thức "một quốc gia, hai hệ thống" vào năm 1997.

Trong khi những người ủng hộ luật an ninh cho rằng nó sẽ mang lại sự ổn định và bảo vệ sự thịnh vượng sau một năm bất ổn.

Hôm 13.9, chính quyền Hồng Kông từng từ chối can thiệp vào việc Trung Quốc bắt giữ 12 cư dân này bất chấp lời cầu xin được hỗ trợ từ gia đình người bị bắt, đồng thời khẳng định tội phạm thuộc quyền tài phán của Trung Quốc đại lục.

Nhân Hoàng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bà Carrie Lam: Không thể yêu cầu bảo vệ quyền lợi 12 người Hồng Kông bị Trung Quốc bắt