Kiểm toán Nhà nước cho biết thực trạng tài chính của 3 "ngân hàng 0 đồng" sau 2 năm được mua lại vẫn không được cải thiện. Thậm chí, hoạt động kinh doanh tiếp tục thua lỗ lớn, âm vốn chủ sở hữu ngày càng tăng.

Ba 'ngân hàng 0 đồng' tiếp tục lỗ lớn, âm vốn chủ sở hữu tăng

tuyetnhung | 20/10/2017, 17:27

Kiểm toán Nhà nước cho biết thực trạng tài chính của 3 "ngân hàng 0 đồng" sau 2 năm được mua lại vẫn không được cải thiện. Thậm chí, hoạt động kinh doanh tiếp tục thua lỗ lớn, âm vốn chủ sở hữu ngày càng tăng.

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm năm 2017 vừa được gửi tới Quốc hội bày tỏ lo ngại trước tình hình tài chính của 3 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng năm 2015là: Ngân hàng Xây dựng (CB Bank, VNCB), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) và Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GP Bank).

Hai trong số ba ngân hàng trênkhông công bố báo cáo tài chính sau khi được mua lại, chuyển đổi hình thức sở hữu từ ngân hàng thương mại cổ phần sang ngân hàng TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu.

Theo Kiểm toán Nhà nước, thực trạng tài chính của 3 ngân hàng này sau 2 năm được mua lại 0 đồng vẫn không được cải thiện. Hoạt động kinh doanh của số ngân hàng này tiếp tục thua lỗ lớn, âm vốn chủ sở hữu ngày càng tăng. Vì vậy, nếu không có biện pháp xử lý hữu hiệu sẽ tiếp tục lỗ thêm nhiều nghìn tỉ đồng.

Kết quả thanh tra, kiểm toán năm 2015 tại OceanBank cho thấy, nợ xấu của ngân hàng này gần 15.000 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế lỗ khoảng 10.000 tỉ đồng, âm vốn chủ sở hữu 2,5 lần.

Với CB Bank, tính đến ngày 26.7.2014, vốn chủ sở hữu ngân hàng âm 18.469 tỉ đồng, tổng nợ phải trả là 38.255 tỉ đồng, tổng tài sản là 16.745 tỉ đồng. Đến cuối năm 2014, phần vốn chủ sở hữu âm tới hơn 24.000 tỉ đồng và lỗ lũy kế 27.000 tỉ đồng.

Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2014, tính đến ngày 2.4.2015, tổng số lỗ lũy kế của GPBank lên đến 12.280 tỉ đồng, dẫn tới vốn chủ sở hữu bị âm 9.195 tỉ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của GPBank đạt tới con số cao kỷ lục 45,37%. Đồng thời, dư nợ cho vay khách hàng giảm mạnh, chỉ còn 6.669 tỉ đồng.

Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra ngân sách địa phương của 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngcó nhiều sai phạm về nguồn kinh phí với số tiền là 1.216 tỉ đồng; tạm ứng dự toán từ ngân sách trung ương kéo dài, quá thời hạn đến 31.12.2016 chưa hoàn trả ngân sách trung ương 1.133 tỉ đồng; ngân sách địa phương cho vay, tạm ứng kéo dài nhiều năm, chậm thu hồi xảy ra tại một số tỉnh, thành phố được kiểm toán nhưng chậm khắc phục, trong đó 9/23 địa phương tạm ứng xây dựng cơ bản và tạm ứng khác đã quá hạn nhưng chưa được thu hồi 3.256 tỉ đồng trong khi hàng năm địa phương vẫn phải đi vay và trả lãi vay...

Thông qua kết quả kiểm toán (2 tháng cuối năm 2016 và 9 tháng đầu năm 2017), Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan đến các sai phạm được phát hiện tại các báo cáo kiểm toán; chuyển hồ sơ 2 vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện thông qua kết quả kiểm toán sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật, gồm:

Một là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ dầu khí Hoàng Ngân (đề nghị Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an điều tra làm rõ hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của Công ty về việc phát sinh một số giao dịch mua bán lớn bất thường, đáng ngờ, có dấu hiệu của việc mua bán hóa đơn).

Hai là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của Công ty cổ phần DAP số 2 - Vinachem thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và một số tổ chức cá nhân có liên quan trong quá trình đầu tư, xây dựng Dự án Nhà máy sản xuất phân bón Diamon phốt phát (DAP) số 2 - đề nghị làm rõ các sai phạm trong việc phê duyệt và điều chỉnh tổng mức đầu tư; quản lý đầu tư, nghiệm thu thanh toán; thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; gây lãng phí vốn đầu tư.

Qua kiểm toán tại 4 doanh nghiệp, Kiểm toán Nhà nước xác định các khoản phải nộp ngân sách nhà nước tăng thêm 491,5 tỉ đồng (Công ty mẹ - Tổng công ty phát điện 3 tăng thêm 1.504,4 tỉ đồng; Công ty mẹ - Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn tăng thêm 4.586,5 tỉ đồng; Công ty mẹ - TCT Thanh Lễ tăng thêm 72,8 tỉ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty sản xuất XNK Bình Dương tăng thêm 211 tỉ đồng); xác định giá trị vốn nhà nước tăng thêm 6.374,7 tỉ đồng; giá trị thực tế doanh nghiệp tăng 7.172,3 tỉ đồng.

Tại 13 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện nhiều tồn tại, sai sót, trong công tác quản lý tài chính, tài sản công như: khai thác tài nguyên, khoáng sản khi chưa được cấp giấy phép, giấy phép hết hạn hoặc khai thác vượt công suất; chưa nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lợi nhuận sau thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định; để phát sinh nợ phải thu khó đòi, hàng hóa tồn kho...

Phần lớn doanh nghiệp hạch toán tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí còn sai sót; nhiều doanh nghiệp có bộ máy tổ chức cồng kềnh, năng suất lao động thấp.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ba 'ngân hàng 0 đồng' tiếp tục lỗ lớn, âm vốn chủ sở hữu tăng