Vốn nổi tiếng ở quê nhà của họ, cả ba người nước ngoài này nhanh chóng tạo dấu ấn ở Nga, và kết quả là viết tên mình vào những cuốn sách lịch sử.

Ba người nước ngoài tạo dấu ấn mạnh mẽ ở Nga

04/04/2020, 10:00

Vốn nổi tiếng ở quê nhà của họ, cả ba người nước ngoài này nhanh chóng tạo dấu ấn ở Nga, và kết quả là viết tên mình vào những cuốn sách lịch sử.

Các nhà thờ và tòa tháp điện Kremlin nhìn từ sông Moscow

Patrick Gordon, cố vấn quân sự của Peter Đại Đế

Là con cháu của một trong những dòng họ lâu đời nhất xứ Scotland, Patrick Gordon được mời làm việc cho quân đội Nga vào năm 1661, sau khi được công nhận có kỹ năng trong các trận đánh chống Nga trong Chiến tranh Nga - Ba Lan. Năm 1687, ông là đại tướng trong quân đội Nga. Nhưng chính tình bạn của ông với Peter Đại Đế đã khiến Gordon nổi tiếng hơn.

Năm 1689, khi Peter cố giành lấy quyền lực từ người chị gái Sophia, Gordon đang phục vụ dưới trướng Vasily Golitsyn, cánh tay phải của Sophia. Nhưng khi Peter triệu tập tất cả các tư lệnh quân sự nước ngoài để ủng hộ ông chống lại chị gái, Gordon tập hợp binh lính của mình và đứng về phía Sa hoàng trẻ dù hành động của ông không nhận được sự chấp thuận của Golitsyn. Cấm vệ quân Streltsy rất ngại khi phải đương đầu với Peter vì những người lính của Gordon quá mạnh. Vì thế, với sự giúp đỡ của Gordon, Peter đã lật đổ chị gái của mình mà không phải đổ máu nhiều.

Đại tướng Patrick Gordon

Lớn hơn Sa hoàng 40 tuổi, Gordon được Peter vô cùng kính trọng. Ông là người nước ngoài đầu tiên trong lịch sử Nga mà Sa hoàng đến thăm - năm 1690, khi Peter 18 tuổi đã đến nhà của Gordon ở khu phố Đức ở Moscow để tán gẫu (và có lẽ là cả uống bia).

Gordon trở thành cố vấn quân sự của Peter. Ông đã huấn luyện lính cho các trung đoàn Preobrazhensky và Semenovsky do Peter thành lập và họ trở thành những trung đoàn giàu kinh nghiệm nhất của quân đội Nga. Gordon cũng đưa ra những cuộc tập trận thường xuyên về thuật bắn đại bác, kỹ thuật quân sự, các công sự dã chiến, và các đội hình quân đội. Năm 1694, ông lên kế hoạch và thực hiện một cuộc tập trận lớn gần ngôi làng Kozhukhovo (giờ đây thuộc Moscow) để chứng minh các trung đoàn mới kiểu châu Âu giỏi hơn nhiều trong trận đánh.

Gordon, người sống ở Nga cho đến khi mất vào năm 1699, đã đặt nền móng cho quân đội Nga non trẻ nhanh chóng trở thành quân đội mạnh nhất ở châu Âu và đánh bại Thụy Điển trong cuộc Đại chiến Bắc Âu năm 1721. Ông cũng để lại cho hậu thế một cuốn nhật ký - nguồn lịch sử quân sự vô giá từ thế kỷ 17.

Catherine Đại Đế, nhà yêu nước Nga đến từ Đức

Chân dung Catherine II năm 1745

Một nàng công chúa thuộc dòng dõi quý tộc châu Âu, Sophie xứ Anhalt - Zerbst, được Nữ hoàng Nga Elizabeth chọn để trở thành vợ của Karl Peter Ulrich, cháu của Elizabeth và là người thừa kế ngai vàng Nga. Đối với Sophie, Nga dường như không có một tương lai tươi sáng. Vào năm 1744, bà đóng gói đồ đạc, thậm chí bà còn đem cả cái bình bằng đồng do bà không chắc liệu những chiếc bình bằng đồng có tồn tại ở Nga “lạc hậu” hay không.

Ngay sau khi kết hôn, Sophie (Catherine sau lễ rửa tội) nhận ra rằng chồng bà thích các cuộc tập trận hơn dành thời gian cho bà. Peter cũng thờ ơ với trách nhiệm của một hoàng đế, điều này làm cho triều đình và các quan giữ chức vụ cao nhất nổi giận. Trái lại, Catherine bắt đầu học tiếng Nga và văn hóa Nga, quyết tâm tìm hiểu đất nước này nhiều hơn. Bà có giáo dục và rất thanh lịch, nhưng Catherine không phải là thiên thần - bằng chứng là bà âm mưu ám sát chồng để lên ngôi vào năm 1762.

Là người nước ngoài, Catherine phải làm vừa lòng giới quý tộc, vì thế, bà thực thi luật của chồng bà là không bắt giới quý tộc Nga phải phụng sự nhà nước - đây lần đầu tiên kể từ thời Peter Đại Đế người đã ban hành luật. Không giống chồng, Catherine thích quản lý nhà nước. Nhiều thể chế và biện pháp bà đưa ra đã định hình nước Nga cho đến năm 1917. Catherine chia đất nước thành các tỉnh và giải phóng các doanh nghiệp tư nhân (điều này dẫn đến sự gia tăng các nhà máy và xưởng một cách đáng kể). Bà điều hành theo kiểu “chủ nghĩa tuyệt đối giác ngộ”, các vở kịch viết và là tác giả của Nakaz, chỉ thị chính trị được soạn từ các ý tưởng của thời kỳ Khai sáng.

Catherine II trong những năm cuối đời

Dù chính sách đối nội của bà không thành công, dẫn đến khủng hoảng kinh tế và nạn đói, điều này đã gây ra cuộc nổi dậy quy mô lớn của nông dân do Yemelyan Pugachev đứng đầu. Nhưng Catherine thành công trong việc mở rộng lãnh thổ của Nga (Crimea là chiến thắng nổi tiếng nhất), tái cấu trúc hải quân và kích thích thương mại quốc tế.

Trong thời gian trị vì, Catherine nhấn mạnh tình yêu của bà đối với Nga. Bà sống như một người địa phương, và thậm chí làm theo một số thói quen của Hoàng gia Nga như săn chim ưng. Bà cũng thích đàn ông Nga - không có gì bí mật khi Catherine có nhiều người tình và nhiều đứa con hoang.

Aristotele Fioravanti, người sáng tạo quy hoạch tổng thể pháo đài Kremlin

Sinh ra ở Palermo, Ý năm 1415 trong một gia đình kiến trúc sư, Aristotele Fioravanti đã phục hồi các tòa nhà và sáng tạo các kênh đào và cống. Ông nổi tiếng ở Ý và thường xuyên được mời giám sát các công trình xây dựng. Nhưng vào năm 1473, ông gặp chuyện không may: ông bị kết tội vì làm tiền giả và dù sau này, tất cả cáo buộc đều bị xóa bỏ, Fioravanti đã bị tước bỏ các tước hiệu danh dự - và mất uy tín.

Trong khi đó, một thảm họa đã ập đến với Moscow: nhà thờ Dormition ở pháo đài Kremlin sụp đổ do một trân động đất. Ivan III, Đại Công tước Moscow, đã ra lệnh cho sứ giả tìm một kiến trúc sư châu Âu để sửa chữa nhà thờ. Fioravanti nhanh chóng đồng ý, do kiếm được một số tiền lớn.

Nhà thờ Dormition trên Quảng trường nhà thờ điện Kremlin, Moscow

Khi đến nơi, Fioravanti khám phá nhà thờ đổ sập vì gạch và xi măng kém chất lượng. Fioravanti đã thành lập một nhà máy gạch mới ở Moscow, sản xuất gạch bằng công nghệ của riêng mình. Fioravanti cũng xây dựng nhà thờ bằng các cọc gỗ và cải tiến toàn bộ cấu trúc của tòa nhà. Nhà thờ được hoàn thiện sau 4 năm và quá vững chắc đến nỗi lần trùng tu đầu tiên được thực hiện sau 400 năm, vào cuối thế kỷ 19.

Một chiến công khác của Fioravanti ít được biết đến hơn. Năm 1485, sự nâng cấp bức tường bằng đá trắng cũ của pháo đài Kremlin, Moscow bắt đầu, và do Fioravanti là chuyên gia công sự duy nhất làm việc tại Moscow ở thời điểm đó nên gần như chắc chắn ông đã nghĩ ra quy hoạch tổng thể cho pháo đài mới. Hơn nữa, nét đặc biệt của công trình các bức tường pháo đài Kremlin chứng tỏ chúng được một kiến trúc sư Ý thực hiện - rất giống pháo đài Castelvecchio ở Verona.

Sau này, Fioravanti làm kỹ sư quân sự dưới trướng Ivan III, xây dựng những cây cầu và giám sát pháo trong các chiến dịch. Ông được nhắc đến lần cuối cùng trong biên niên sử Nga vào năm 1485 và nghe nói mất ở Nga ở tuổi 70 - theo tiêu chuẩn của thế kỷ 15, ông sống khá thọ.

Mê Linh (theo Russia Beyond)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ba người nước ngoài tạo dấu ấn mạnh mẽ ở Nga