Tối 12.3, Sở TT-TT tỉnh Cà Mau cho biết đang tiến hành xử lý việc tung tin đồn thất thiệt về dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Cà Mau trên mạng xã hội. Ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ chưa xuất hiện dịch này.

Bác bỏ tin đồn dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở miền Tây Nam Bộ

Hồ Hùng | 13/03/2019, 09:56

Tối 12.3, Sở TT-TT tỉnh Cà Mau cho biết đang tiến hành xử lý việc tung tin đồn thất thiệt về dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Cà Mau trên mạng xã hội. Ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ chưa xuất hiện dịch này.

Theo thông tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, địa phương nàykhông có ổ dịch nào. Tuy nhiên, chiều 12.3, một số tài khoản Facebook đăng tải nội dung hàm ý: “Tới Cà Mau rồi, thề không ăn thịt heo luôn”; “Thịt heo đã tới Cà Mau rồi…”.

Ông Phạm Trường Yên - Phó giám đốc Sở NN-PTNT TP.Cần Thơ, cũng cho biếtbệnh tả heo châu Phi chưa phát hiện được ở Cần Thơ và kể cả các tỉnh miền Tây. Dù các tỉnh miền Tây chưa phát hiện có bệnh tả heo châu Phi ở các đàn heo mà hộ dân chăn nuôi nhưng từ chỉ đạo của các bộ ngành trung ương, các tỉnh miền Tây cũng đã chủ động phòng chống, ứng phó với căn bệnh này.

Tả heo châu Phi là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm cho heo, khi heo mắcbệnh khả năng chết là 100% nên gây thiệt hại rất lớn. Từ đó, Sở NN-PTNT TP.Cần Thơ đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; đồng thời triển khai nhanh phòng chống khẩn cấp đối với bệnh tả heo châu Phi trên địa bàn thành phố.

“Bệnh tả heo hiện vẫn chưa có vắc xin phòngchữa bệnh. Cho nênkhâu phòng ngừa đóng vai trò quan trọng nhất. Bệnh tả heo này, lây lan chủ yếu do vận chuyển heo và các sản phẩm bệnh, nghi bệnh từ nơi này qua nơi khác.Do đó, người nuôi heo phải mua heo giống từ nguồn sạch bệnh, áp dụng an toàn sinh học trong chăn nuôi, không vận chuyển, nhập thịt heo từ vùng có dịch, thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi”, ông Yên nói.

Theo ông Yên, hiện bệnh tả heo châu Phi không lây lan qua con người, tức là nếu có ăn thịt của heo bị bệnh này thì cũng không đe dọa tới sức khỏe con người. Tuy vậy, heo bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn... Những bệnh này mới gây nguy hiểm cho người bởi làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt khi con người ăn tiết canh, ăn thịt heo bệnh chưa nấu chín kỹ.

Ở miền Tây Nam Bộkhông nhập heo ở các tỉnh phía bắc về để tiêu thụ nên người dân có thể yên tâm trong giai đoạn này. Tuy nhiên, người tiêu dùng chỉ mua thịt heo có dấu mộc kiểm dịch và giết mổ của cơ quan chuyên môn, không mua các loại thịt nghi ngờ về nguồn gốc.

Nhóm PV
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Quân đội Pháp
11 giờ trước Sự kiện
Sáng 6.5 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sebastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bác bỏ tin đồn dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở miền Tây Nam Bộ