Để hạn chế tối đa số ca mắc và tử vong do bệnh bạch hầu, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu khẩn trương triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
Thông tin Y học

Bắc Giang khẩn trương rà soát người tiếp xúc với ca nhiễm bệnh bạch hầu

Tuyết Nhung 08/07/2024 18:20

Để hạn chế tối đa số ca mắc và tử vong do bệnh bạch hầu, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu khẩn trương triển khai các hoạt động phòng chống dịch.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu Sở Y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh bạch hầu trong nước và trên địa bàn tỉnh, phát hiện sớm, hướng dẫn cách ly kịp thời không để dịch bệnh lan rộng và kéo dài.

Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức cho các đơn vị y tế trên toàn tỉnh về công tác giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán, cách ly, cấp cứu, điều trị bệnh bạch hầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tăng cường công tác giám sát, chỉ đạo tuyến, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị tuyến dưới nhằm phát hiện sớm ca bệnh/nghi ngờ để cách ly, điều trị sớm.

1720430986617_anh-1.jpg
Tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin có thành phần bạch hầu - Ảnh minh họa

Tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin có thành phần bạch hầu. Chỉ đạo công tác thu dung, điều trị, cấp cứu người bệnh, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong. Đảm bảo đầy đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh và phòng chống dịch.

UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức giám sát chặt chẽ các trường hợp đi, đến, về từ vùng đang có dịch bạch hầu; phát hiện sớm các ca bệnh, khoanh vùng và xử lý triệt để ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng.

Đối với UBND huyện Hiệp Hòa, thông tin ngay cho các địa phương ngoài huyện có trong lịch trình di chuyển của ca bệnh để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời. Rà soát, quản lý chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh, lấy mẫu xét nghiệm, khử khuẩn và xử lý môi trường theo quy định.

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, ngày 7.7.2024, trường hợp Moong Thị Biên, 18 tuổi, tạm trú tại thôn Trung Tâm, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (thường trú tại bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) có kết quả xét nghiệm dương tính với bạch hầu (đây là 1 trong 2 trường hợp có tiếp xúc gần với ca tử vong do bệnh bạch hầu tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An).

Theo điều tra ban đầu, trong lịch trình di chuyển từ ngày 1 - 6.7, ngoài một số quán karaoke trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, ca bệnh có di chuyển đến quán karaoke 1990 (thôn An Lạc, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội) vào khoảng 19 giờ 30 phút đến 23 giờ ngày 4.7.

Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa cách ly ngay ca bệnh, thực hiện xử lý môi trường tại các khu vực có nguy cơ cao. Tăng cường rà soát các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh, thực hiện cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính (mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh).

Đồng thời, điều trị dự phòng bằng kháng sinh 7 ngày và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định. Phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh làm các thủ tục chuyển ngay ca bệnh trên lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (do hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang không còn huyết thanh kháng độc tố bạch hầu).

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên, cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi, họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi; đặc biệt, trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Biểu hiện bệnh bạch hầu có thể từ nhẹ đến nặng, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong. Trước đây, bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vắc xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Bài liên quan
TP.HCM mở chiến dịch tiêm vắc xin bạch hầu cho tất cả trẻ 7 tuổi
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh bạch hầu ở các tỉnh Tây Nguyên và Miền Trung, TP.HCM chủ động mở chiến dịch tiêm vắc xin Td (bạch hầu, uốn ván) cho tất cả trẻ 7 tuổi nhằm đảm bảo đủ miễn dịch, tránh lây nhiễm. Đây là những trẻ rất dễ lây nhiễm bạch hầu, vì nếu đã tiêm vắc xin bạch hầu thì cũng đã tiêm hơn 5 năm trước, miễn dịch đã giảm đi rất nhiều nguy cơ bị lây nhiễm là khá cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy hệ thống chính trị
2 giờ trước Sự kiện
Sáng 19.11, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã tổ chức phiên họp thứ nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bắc Giang khẩn trương rà soát người tiếp xúc với ca nhiễm bệnh bạch hầu