Một cựu nhân viên của lãnh sự quán Hồng Kông của Anh đã nói rằng anh ta bị tra tấn ở Trung Quốc và bị buộc tội kích động tình trạng bất ổn chính trị trong thành phố.
Trong cuộc họp báo của Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm qua 20.11, phóng viên đặt câu hỏi: “Cảnh sát Thâm Quyến đã bắt giữ Simon Cheng, một công dân HK và cựu nhân viên lãnh sự quán Anh vào tháng 8 với cáo buộc dụ dỗ gái mại dâm. Anh ta nói với truyền thông rằng mình đã bị chính quyền Trung Quốc tra tấn khi bị thẩm vấn về cuộc biểu tình của HK và vai trò của Vương quốc Anh trong cáo buộcđó. Điều đó đã xảy ra? Bộ trưởng Ngoại giao Anh Raab cho biết họ đã triệu tập đại sứ Trung Quốc và bị sốc và kinh hoàng trước sự ngược đãi mà Simon Cheng phải chịu trong khi bị giam giữ tại Trung Quốc, điều này chẳng khác gì sự tra tấn. Họ bày tỏ sự phẫn nộ trước cách đối xử tàn bạo và hạ thấp nhân phẩm đối với Simon là vi phạm nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc, mong muốn chính quyền Trung Quốc điều tra và bắt những người có trách nhiệm phải trả giá. Ông có nhận xét gì không?"
Đáp lại, ông Cảnh Sảng cho biết: “Trường hợp cụ thể mà bạn đề cập không phải là vấn đề ngoại giao. Tôi sẽ giới thiệu bạn với các cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc.
Theo tôi biết, vào tháng 8, cảnh sát quận La Hồ, Thâm Quyến đã đưa ra một số chi tiết về vụ án. Simon Cheng đã bị cảnh sát ở Thâm Quyến giam giữ 15 ngày vì vi phạm Luật trừng phạt hành chính công. Cảnh sát đảm bảo tất cả các quyền và lợi ích hợp pháp của anh ta khi anh ta bị giam giữ và anh ta thú nhận tất cả các hành vi phạm tội của mình.
Tôi vẫn chưa thấy tuyên bố mới nhất của Bộ trưởng Ngoại giao Anh mà bạn đề cập, và tôi sẽ kiểm tra xem.
Đối với việc Vương quốc Anh triệu tập đại sứ Trung Quốc, tôi không biết điều đó vào thời điểm này. Nhưng việc triệu tập và bày tỏ quan ngại của Vương quốc Anh đối với đại sứ Trung Quốc sẽ không được chấp nhận. Thay vào đó, đại sứ Trung Quốc sẽ triệu tập đại diện Vương quốc Anh để bày tỏ sự phản đối và phẫn nộ trước những lời nói và hành động sai lầm của họ đối với Hồng Kông trong những ngày gần đây”.
Trước đó, Simon Cheng, một công dân Hồng Kông làm việc cho lãnh sự quán Anh ở Hồng Kông gần 2 năm, đã bị giam giữ 15 ngày trong chuyến đi đến Trung Quốc đại lục vào tháng 8.
Sau khi được thả tự do, Simon tố anh đã bị cảnh sát Trung Quốc tra tấn. "Tôi bị xiềng xích, bịt mắt và đội mũ trùm đầu", Simon cho biết.
Simon nói họ đã tra khảo anh và muốn ép anh khai rằng mình đã thay mặt cho nước Anh kích động bạo loạn. "Họ muốn biết Anh đóng vai trò gì trong biểu tình Hồng Kông, họ hỏi chúng tôi đã hỗ trợ gì, tiền và thiết bị gì cho người biểu tình." Simon kể.
Simon nói anh bị bắt giữ tư thế theo kiểu gây stress – đứng tấn kiểu squat dựa vô tường hàng giờ, và nếu động đậylà bị đánh. "Họ đánh vào các phần xương, như gót chân hay bất kỳ phần nào gây tổn thương" anh nói.
Simon cáo buộc rằng công an Trung Quốc không cho anh ngủ, bị ép hát quốc ca Trung Quốc để tỉnh táo.Và, Simon tin rằng, anh không phải là người Hồng Kông duy nhất trải qua sự đối xử như vậy."Tôi thấy một nhóm người Hồng Kông bị bắt và thẩm vấn. Tôi nghe ai đó nói bằng tiếng Quảng Đông: 'Hãy giơ tay lên - mi đã giơ cờ trong cuộc biểu tình phải không?'"
Các nguồn tin chính phủ Anh cho biết họ tin rằng những tuyên bố của Simon - bao gồm việc bị đánh đập và buộc phải ký vào những lời thú tội - là đáng tin cậy.
Sau khi Simon lên tiếng, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã triệu tập đại sứ Trung Quốc. "Chúng tôi rất tức giận vì sự ngược đãi hổ thẹnmà ông Cheng phải đối mặt khi bị giam giữ ở Trung Quốc đại lục ... và chúng tôi đã nói rõ rằng chúng tôi mong chính quyền Trung Quốc xem xét và xác định danh tính của những người có trách nhiệm", ông Raab nói với BBC .
Anh Tú