Các bác sỹ và chuyên gia có lời khuyên, cách tốt nhất để chữa trị khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn là tới bệnh viện cấp cứu một cách nhanh nhất vì loài này cực độc. Về phương pháp phòng tránh, người dân phải thường xuyên phát quang bụi rậm, hạn chế ra các vùng ẩm thấp, rậm rạp…

Bài cuối: Phải làm gì khi bị bị rắn lục đuôi đỏ tấn công?

Một Thế Giới | 26/11/2014, 07:34

Các bác sỹ và chuyên gia có lời khuyên, cách tốt nhất để chữa trị khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn là tới bệnh viện cấp cứu một cách nhanh nhất vì loài này cực độc. Về phương pháp phòng tránh, người dân phải thường xuyên phát quang bụi rậm, hạn chế ra các vùng ẩm thấp, rậm rạp…

Rắn lục đuôi đỏ đẻ con, rất độc và dữ

ran luc duoi do
 

Theo wikipedia, rắn lục đuôi đỏ (tên khoa học là Trimeresurus albolabris) thuộc họ Rắn lục (Viperidae), bộ Có vảy (Squamata).

Bài 1: Miền Trung náo loạn vì rắn lục đuôi đỏ
Bài 2: Nghi vấn có người thả rắn lục đuôi đỏ?

Đây là loài cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ, với cân nặng khoảng 300gram. Tổng chiều dài con đực 600mm, chiều dài đuôi khoảng 120mm; tổng chiều dài con cái khoảng 810mm; chiều dài đuôi khoảng 130mm.

Đây cũng là loài đặc biệt trong họ hàng nhà rắn lục, vì chỉ có rắn lục đuôi đỏ là loại đẻ con, chúng không giống một số loài rắn khác ấp trứng mà sau khi trứng được thụ tinh thì ở lại ngay trong bụng rắn mẹ và quây thành bào thai riêng biệt như của loài thú.

Trong thời gian ấp trứng, rắn mẹ vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng lúc sinh con ra là lúc phần bụng chỗ hậu môn sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con sẽ chui ra, lúc đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ.

ran luc duoi do
 Bào thai rắn lục đuôi đỏ. Ảnh: Internet.

Lúc rắn mẹ mang thai, do cấu tạo đặc biệt, nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất. Loài rắn này sinh sống chủ yếu trên khu vực núi cao và trong các khu rừng sâu thuộc dãy Trường Sơn, vùng núi thuộc khu vực Tây bắc Việt Nam. Thị lực của rắn lục rất tốt vào ban đêm nhưng ngược lại ban ngày thì thị lực yếu.

Chính những nạn nhân đang chữa trị vì bị rắn lục đuôi đỏ cắn cho biết loài này rất hung dữ; thậm chí cắn và ‘truy sát’ cắn tiếp như trường hợp của anh Nguyễn Minh Thắng (Điện Bàn, Quảng Nam). Hay như trường hợp của ông Nguyễn Hoa (Đà Nẵng) hiện vẫn đang điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng. Ông Hoa cho biết con rắn này đầu nó to, rất hung dữ. Khi ông Hoa bị rắn cắn tê chân ngã xuống thì vẫn thấy nó nằm ngay trên đống cát nhìn, khác với các loài rắn khác cắn xong là bỏ chạy.

Loài này cũng không sợ người nên thường xuyên bò vào nhà dân trong thời gian gần đây.

Trước tình trạng này, người dân miền Trung theo cách dân gian đã liên tục mua củ nén (củ hành ta) về chà nhỏ để đuổi rắn. Giá củ nén ở nhiều chợ đã lên tới vài trăm ngàn đồng trên 1kg nhưng vẫn cháy hàng.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, bác sỹ, việc phòng ngừa này cũng chỉ hạn chế phần nào việc rắn tấn công. Quan trọng là phải phát quang bụi rậm, hạn chế đi lại ở những vùng bụi cỏ ẩm ướt, tươi tốt, triệt tiêu những vùng sinh sống của rắn…

Không nên hút độc rắn theo cách dân gian

Bác sỹ Phạm Ngọc Hàm, Trưởng khoa Y học Nhiệt đới (BV Đà Nẵng) cho biết, số ca bị rắn cắn chuyển đến khoa này điều trị có chiều hướng tăng. Theo bác sỹ Hàm, hiện chưa có ca nào tử vong do loài rắn này cắn nhưng phải điều trị dài ngày.

“Tôi làm hơn 20 năm rồi nhưng không thấy tình trạng người dân bị loại rắn này cắn, nhập viện điều trị nhiều như hiện tại”, ông Hàm cho biết.

Ông Hàm cũng cho biết thêm, hiện tại các tuyến huyện chưa đủ điều kiện để chữa trị dứt độc rắn lục đuôi đỏ, do đó, khi bị rắn cắn thì nạn nhân cần phải sơ cứu rồi chuyển lên các bệnh viện tuyến tỉnh gấp để chữa trị.

ran luc duoi do
 Các bác sỹ khuyến cáo hạn chế chữa theo cách dân gian khi bị loại rắn lục đuôi đỏ cắn. Ảnh: Lê Đình Dũng.

“Có nhiều người chữa trị theo cách dân gian, hoặc nhờ các thầy lang cho thuốc. Có nhiều thầy lang giỏi thì trị được độc tố, nhưng cũng sẽ khỏi tránh được rủi ro. Nhìn chung người dân không nên chủ quan, phải đến bệnh viện chữa trị là cách tốt nhất”, bác sỹ Phạm Ngọc Hàm nói.

Bác sỹ Phạm Thị Ánh Hồng, Phó giám đốc Trung tâm cấp cứu TP.Đà Nẵng nhận định: “Trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn mức độ nguy hiểm rất cao. Người dân khi bị rắn cắn phải bình tĩnh xử lý ngay tại vết thương. Tùy vào vị trí bị cắn thì mức nguy hiểm sẽ khác nhau. Ví dụ cắn đầu tay đầu chân thì khả năng thời gian thể hiện bệnh thì sẽ chậm hơn so với cắn ngay vùng tim, vùng ngực vùng mặt”.

Bà Hồng khuyến cáo: “Nếu bị cắn ở vùng tay vùng chân sẽ dễ xử lý hơn. Trước tiên chúng ta phải ép chặt chỗ bị cắn. Nếu ở vùng chân thì băng ép từ đầu ngón chân lên bắp chân, nếu ở tay thì băng ép từ ngón tay lên bắp tay để giữ lại không cho nọc độc phát tán. Thực tế không nên rạch, hay hút máu, nặn máu như người dân hay làm vì gây nhiễm trùng. Không nên garo mà chỉ nên băng ép. Đối với rắn lục đuôi đỏ phải sơ cứu như thế”.

Đồng quan điểm này, bác sỹ Nguyễn Văn Cẩm, Phó trưởng khoa Nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cho biết, rắn lục đuôi đỏ cắn có thể gây hoại tử, sưng nề, suy hô hấp, rối loạn cơ chế đông máu, rối loạn hệ tiêu hóa, nôn ra máu, tiểu ra máu… về lâu dài có thể dẫn đến suy thận.

Khi bị rắn lục cắn không nên băng bó vết thương quá chặt bằng garo vì dễ dẫn đến hoại tử; không đắp lá, hút nọc theo cách dân gian mà chỉ cố định vết thương, di chuyển nhẹ nhàng. Bệnh nhân phải đến bệnh viện sớm nhất có thể, sau khi truyền huyết thanh vài ngày thì có thể giảm các triệu chứng lâm sàng.
Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài cuối: Phải làm gì khi bị bị rắn lục đuôi đỏ tấn công?