Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng khả quan do chính phủ đặt ra thì mức độ tăng trưởng tín dụng cao trong nền kinh tế là điều cần thiết. Tuy nhiên khoảng thời gian 6 tháng cuối năm lại đang chứng kiến một khúc mắc mà nền kinh tế Việt Nam khó có thể vượt qua, khi vừa phải đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng đủ để tăng trưởng kinh tế lại vừa phải đảm bảo kiềm chế lạm phát.

Bài toán lãi suất: ổn định 6 tháng đầu năm, thách thức 6 tháng cuối năm.

Nhàn Đàm | 31/07/2016, 10:52

Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng khả quan do chính phủ đặt ra thì mức độ tăng trưởng tín dụng cao trong nền kinh tế là điều cần thiết. Tuy nhiên khoảng thời gian 6 tháng cuối năm lại đang chứng kiến một khúc mắc mà nền kinh tế Việt Nam khó có thể vượt qua, khi vừa phải đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng đủ để tăng trưởng kinh tế lại vừa phải đảm bảo kiềm chế lạm phát.

Tháng 7, thángđầu tiên của quý 3/2016vừa kết thúc đang được xem là một cột mốc báo hiệu cho việc một giai đoạn nhiều khó khăn và thách thức hơn đang chờ đợi nền kinh tế Việt Nam trong 5 tháng còn lại của năm.Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, khi bắt đầu có những dấu hiệu cho thấy những thách thức trong lĩnh vực lãi suất đã bắt đầu xuất hiện trong tháng 7sau 6 tháng đầu năm được duy trì một cách ổn định. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng khả quan dochính phủ đặt ra, mức độ tăng trưởng tín dụng cao trong nền kinh tế là điều cần thiết. Tuy nhiên khoảng thời gian 6 tháng cuối năm lại đang chứng kiến một khúc mắc mà nền kinh tế Việt Nam khó có thể vượt qua, khi vừa phải đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng đủđể tăng trưởng kinh tế lại vừa phải đảm bảo kiềm chế lạm phát. Sau 6 tháng đầu năm ổn định, lãi suất huy động tại một số ngân hàng trong tháng 7có vẻ đang là dấu hiệu cho những biến động lớn hơn trong những tháng cuối năm.

Bất kể việc nền kinh tế Việt Nam đã không đạt được mức tăng trưởng kỳ vọng trên 6% trong6 tháng đầu năm (chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 5,6%), thì một thực tế là tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế cũng trong khoảng thời gian này đã được xem là hoàn thành nhiệm vụ. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm đã tăng 8,16% so với cùng kỳ năm 2015 (chỉ đạt 7,86%). Lý do chủ yếu dẫn đến việc tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế không tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm, chủ yếu do những tác động từ các sự kiện như thiên tai hạn mặn cũng như các sự cố về môi trường đã kéo tốc độ tăng trưởng trong một số lĩnh vực chủ đạo như nông nghiệp và thủy hải sản xuống, chứ không phải vì khả năng hấp thụ của nền kinh tế không tương xứng với mức tăng trưởng tín dụng.

Sự thành công của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong điều chỉnh mức tín dụng phù hợp cho nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm được thể hiện khá rõ ở việc lãi suất huy động trong khoảng thời gian này tương đối ổn định, thuận lợi cho kích thích tăng trưởng kinh tế, trong đó càng về thời điểm quý 2/2016thì sự ổn định này càng thể hiện rõ rệt. Cụ thể, theo báo cáo của Vụ Chính sách tiền tệ, mặt bằng lãi suất huy động đã tăng khoảng 0,3% trong quý 1/2016 và chỉ tăng khoảng 0,05% trong quý 2/2016. Việc lãi suất huy động dao động tương đối ổn định và có biên độ nhỏ sẽ tác động tới lãi suất cho vay vốn trong nền kinh tế theo chiều hướng thuận lợi để kích thích tăng trưởng. Lý do chủ yếu cho tình trạng này là hệ thống thanh khoản của các ngân hàng đã được cải thiện rõ rệt từ đầu quý 2/2016 đến nay, một phần là do tác động của việc NHNN đã mua vào khoảng 8 tỉUSD ngoại tệ để cải thiện dự trữ ngoại hối, khiến cho xuất hiện tình trạng dư thừa tiền đồng (dù chỉ là tạm thời).

Thêm vào đó, thông tư 06 được ban hành hồi đầu tháng 6vừa qua cũng đã chưa điều chỉnh giảm tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vaytrung và dài hạn từ mức 60% hiện nay xuống mức 40% ngay trong năm 2016 mà lùi dần xuống mốc 50% năm 2017 và 40% năm 2018. Điều này sẽ giúp các ngân hàng giải tỏa áp lực phải gia tăng vốn huy động trung và dài hạn bằng mọi giá ngay trong các tháng còn lại của năm, qua đó sức ép tăng lãi suất được giảm bớt đáng kể, dù chỉ là trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, sự ổn định tốt đẹp này nhiều khả năng sẽ không thể tiếp tục duy trì một cách thuận lợi trong vòng 6 tháng cuối năm, khi áp lực lên lãi suất được đánh giá sẽ trở nên căng thẳng hơn rất nhiều. Ngay trong thời điểm cuối tháng 6và trong tháng 7, đã bắt đầu xuất hiện tình trạng một số ngân hàng đã tăng nhẹ lãi suất huy động trên thị trường doanh nghiệp và dân cư. Cụ thể, lãi suất huy động kỳ hạn từ 3đến 6tháng tăng khoảng 5-7 điểm cơ bản, tương đương khoảng 0,05-0,07%.

Dù tình trạng này mới chỉ xuất hiện tại một số ngân hàng quy mô trung bình và quy mô nhỏ, nó cũng đang cho thấy một xu hướng bắt đầu gia tăng lãi suất huy động (có thể đi kèm với tăng lãi suất cho vay) trong nền kinh tế tại một số ngân hàng nhất định. Cũng có nhữngý kiếncho rằngtình trạng tăng nhẹ lãi suất huy động tại một số ngân hàng quy mô trung bình và nhỏ là do tác động từ vụ án của Ngân hàng Xây dựng, dẫn đến việc người gửi rút tiền khỏi các ngân hàng nhỏ để chuyển sang gửi tại các ngân hàng lớn có mức độ đảm bảo và tin cậy lớn hơn, dẫn tới khả năng thanh khoản của các ngân hàng này sụt giảm nặng và cần phải tăng mức huy động vốn khiến cho họ phải chấp nhận gia tăng lãi suất huy động.

Tuy nhiên, nếu xét rộng khắp hệ thống ngân hàng hiện nay, thì sức ép lên lãi suất cả huy động lẫn cho vay sẽ không tránh khỏi xu hướng gia tăng mạnh trong những tháng còn lại của năm. Trước hết, cần thừa nhận một thực tế, phần lớn các yếu tố tác động thuận lợi tới việc dư thừa tiền đồng, tính thanh khoản cao của các ngân hàng trong nền kinh tế đều là các yếu tố chỉ mang tính ngắn hạn và tạm thời. Nó bao gồm cả hai sự kiện là NHNN mua vào 8 tỉUSD ngoại tệ và thông tư 06 cho phép gia hạn thời gian điều chỉnh giảm tỷ lệ dùng vốn vay ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Tác động có lợi cho lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng từ hai sự kiện này sẽ nhanh chóng kết thúc, trong khi đó sức ép gia tăng lãi suất đang ngày càng tăng lên trong vòng 6 tháng cuối năm.

Áp lực trước hết sẽ đến ngay từ mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế của chính phủ và NHNN. Theo kế hoạch, ngay từ đầu năm NHNN đã đưa ra định hướng tăng trưởng tín dụng trong cả năm 2016 ở vào khoảng 18-20%, trong khi đó mức tăng trong vòng 6 tháng đầu năm mới chỉ đạt 8,16%, nghĩa là tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm sẽ phảităng nhanh hơn nhiều, và sẽ tạo áp lực lên lạm phát vốn cũng đang chịu nhiều sức ép sau nhiều tháng CPI tăng liên tục. Không nghi ngờ gì,nếu lạm phát vượt mức kiểm soát thì NHNN sẽ điều chỉnh giảm tăng trưởng tín dụng, do hiện nay chính phủ vẫn đang đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu, và điều này có thể khiến cho nỗ lực kích thích tăng trưởng kinh tế giảm sút.

Ngoài ra, 6 tháng cuối năm cũng là khoảng thời gian mà các doanh nghiệp bước vào giai đoạn tăng sản xuất kinh doanh nên nhu cầu về vốn chắc chắn sẽ tăng mạnh hơn nhiều so với 6 tháng đầu năm. Đây cũng sẽ là một yếu tố quan trọng có thể tác động tới sự gia tăng lãi suất cả huy động lẫn cho vay của hệ thống ngân hàng để đáp ứng với nhu cầu tín dụng gia tăng trong nền kinh tế. Đó là lý do vì sao khá nhiều chuyên gia kinh tế trong nước đang cho rằngchính phủ sẽ khó có thể hoàn thành cả hai mục tiêu đạt mức tăng trưởng cao và ổn định lạm phát. Chính phủ nhiều khả năng sẽ phải chọn một trong hai mục tiêu, nếu muốn đạt tốc độ tăng trưởng cao thì buộc phải chấp nhận hy sinh sự ổn định tiền tệ trong một giới hạn nhất định để kích thích tăng trưởng.

Nhàn Đàm (theo The Saigon Times, CafeF)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khu công nghiệp phát triển bền vững: Chặng đường còn xa
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Một khảo sát mới đây chỉ ra có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững, 77% KCN không có thông tin kiểm toán cấp doanh nghiệp (DN) về các mặt tài chính, xã hội và môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài toán lãi suất: ổn định 6 tháng đầu năm, thách thức 6 tháng cuối năm.