Không thể phủ nhận rằng ngành khoáng sản đã và đang có những đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước, nhưng hoạt động khai thác này vẫn còn nhiều bất cập, dẫn tới nhiều yếu kém và gây nhiều tác động nặng nề tới môi trường.

Cái giá quá đắt từ việc xuất khoáng sản lậu sang Trung Quốc

tuyetnhung | 31/07/2016, 05:32

Không thể phủ nhận rằng ngành khoáng sản đã và đang có những đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước, nhưng hoạt động khai thác này vẫn còn nhiều bất cập, dẫn tới nhiều yếu kém và gây nhiều tác động nặng nề tới môi trường.

Yếu kém và lãng phí từ khâu khai thác!

Nhận định tại hội thảo “Quản lý đầu tư trong khai thác khoáng sản - Các bất cập và khuyến nghị” ngày 29.7,chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh cho biết rằng, tình hình sử dụng và khai thác khoảng sản của Việt Nam đang có vấn đề vàdiễn biến đáng lo ngại.

Cụ thể, theo TS Lê ĐăngDoanh, tình trạng khai thác khoáng sản của Việt Nam đangrất lãng phí. Tỷ lệ thu hồi khoáng sản chưa cao. Trong khi Việt Nam bỏ đi nhiều chất thải khoáng sản vì không khai thác được thì nhiều nước trên thế giới đã tìm cách mua lại và chế biến thành nhiều nguyên tố hiếm.

"Đơn cửnhư vụ việc chất thải than từ Việt Nam được Nhật Bản mua về và chế biến được thành khá nhiều nguyên tố quý hiếm. Trong nhiều trường hợp khác, Việt Nam còn chưa khai thác nổi 30-40%, điều này thực sự rất lãng phí", ông Doanh nói.

Bên cạnh tình trạng lãng phí, theo ông Doanh, tình trạng xuất lậu sang Trung Quốc diễn ra cũng rất nghiêm trọng. Số liệu thống kê, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc thấp hơn so với con số mà Trung Quốc thống kê là 5 tỉ USD. Trong đó, phía Trung Quốc cho biết, phần lớn là khoáng sản.

"Tại sao nước ta xuất khẩu khoáng sản kim ngạch vênh đến 5 tỉ USD mà phía Hải quan Việt Nam không biết, thống kê cũng không công bố. Ngân sách cũng không được đồng nào. 5 tỉ USD không phải là con muỗi mà có thể lọt qua được. 5 tỉ USD này đi đâu và tại sao lại có việc này? Đây là câu hỏi được một đại biểu Quốc hội khóa trước nêu lên nhưng đến nay vẫn chưa có giải trình rõ ràng”, ông Doanh băn khoăn cho biết.

Qua đó, ông Doanh nhận đinh, khaithác khoáng sản của doanh nghiệp Việt Nam có nhiều trình độ khác nhau, tỷ lệ thu hồi khoáng sản chưa cao, chưa đạt nổi 30%. Hơn nữa, nhiều khoáng sản phụ có hàm lượng thấp hơn chưa được chú trọng khai thác, bảo vệ môi trường chưa được coi trọng; công khai minh bạch thấp, trách nhiệm giải trình chưa được thực hiện, đặc biệt tham nhũng, lãng phí còn quá lớn

Trong khi đó, doanh nghiệp nhà nước ngành khoáng sản lạiđang được ưu đãi, độc quyền. Các tập đoàn độc quyền khai thác như: dầu khí, than, khoáng sản, hóa chất (apatit)... hay có vị thế thống lĩnh thị trường vật liệu xây dựng.

Rủ ro môi trường nằm trong nhiều dự án!

Những bất cập trên được cho là đang đẩy ngành khoáng sản của nước ta đến với những thách thức lớn, nhiều dự án gây ô nhiễm môi trường nặng, ảnh hưởng tới cuộc sống người dân tạinhiều khu vực.

Cụ thể, bà Trần Thanh Thủy - Điều phối viên của Trung tâm con người và thiên nhiên, lấy ví dụ, dự án khai thác sắt mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2008 với 9 cổ đông cam kết góp vốn. Do nằm ở khu vực có địa hình và địa chất phức tạp nêndự án được đánh giá là khó có hiệu quả và sẽ làm 4.000 hộ dân (tương đương với khoảng 16.000 người) thuộc 6 xã phải di rời vì yếu tố môi trường.

Chưa kể hết, tình trạng khai thác Bauxit ở Tây Nguyêngây tác động nghiêm trọng đến nguồn nước lưu vực sông Đồng Nai, cũng đang được xem là vấn đề khó kiểm soát.

Hay gần đây nhất theo chuyên gia kinh tế độc lập Nguyễn Thanh Sơn là dự án Núi Pháo của Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống của nhiều người dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Từ câu chuyện này, ông Sơn cho rằng, bất cập lớn nhất trong quản lý đầu tư khoáng sản hiện nay ở nước talà chính sách, chính sách quản lý lỏng lẻo, không minh bạch rõ ràng.

Ngoài ra, theo số liệu thống kê, chỉ tính riêng năm 2006, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu mét khối đất đá, khoảng 70 triệu mét khối nước thải mỏ, dẫn đến một số vùng của tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả...

Theo Tổng cục Môi trường, năm 2014, Bình Thuận có trữ lượng gần 600 triệu tấn titan, chiếm 92% trữ lượng cả nước, phân bổ trong tầng cát xám và cát đỏ trên diện tích 800km2ven biển. Trên địa bàn tỉnh có đến 67 dự án khai thác titan, nhưng đến nay mới chỉ có 3 dự án được cấp phép khai thác. Mặc dù vậy, nhưng mức độ tàn phá môi trường của 3 dự án này được cho là đã vô cùng lớn.

Theo các chuyên gia kinh tế, dù có nhiều biện pháp được đưa ra cho đến nayđể cải thiện vấn đề ô nhiễm từ các dự án, nhưng có thể thấy tình trạng này vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ mà theo hướng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
3 phút trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cái giá quá đắt từ việc xuất khoáng sản lậu sang Trung Quốc