Năm 1962, Timmie Jean Lindsey, một phụ nữ làm nội trợ ở Texas (Mỹ), được thuyết phục trở thành “chuột bạch” cho một quy trình thẩm mỹ mới. Từ đó tới nay, hàng triệu phụ nữ khác đã làm điều tương tự, với niềm tin rằng vòng một nở nang sẽ đem lại cho họ hạnh phúc.

Bạn biết gì về người phụ nữ đầu tiên nâng ngực trên thế giới?

Thùy Vân | 10/08/2018, 08:22

Năm 1962, Timmie Jean Lindsey, một phụ nữ làm nội trợ ở Texas (Mỹ), được thuyết phục trở thành “chuột bạch” cho một quy trình thẩm mỹ mới. Từ đó tới nay, hàng triệu phụ nữ khác đã làm điều tương tự, với niềm tin rằng vòng một nở nang sẽ đem lại cho họ hạnh phúc.

Sống ở thành phố dầu hỏa của Mỹ, Timmie là một thành viên của tầng lớp bình dân, một phụ nữ bình thường khó lòng thu hút được ánh nhìn ở nơi có vô số triệu phú giàu có.

Năm nay 83 tuổi, Timmie có tới 10 người con và 16 người cháu. Bà đã làm lụng vất vả cả đời, nuôi sống gia đình bằng những công việc có mức lương thấp. Tuy nhiên, cách đây 46 năm, Timmie là người đầu tiên tham gia thử nghiệm gây tranh cãi và có phần nguy hiểm trong lịch sử y học. Là người phụ nữ đầu tiên đượcnâng ngựcsilicone, bà mở đầu cho hơn 2 triệu phụ nữ trải qua quá trình tương tự.

Năm 1961, sau lần gặp gỡ bác sĩ Frank Gerow người Canada tại Bệnh viện Jefferson Davis để xóa bỏ hình xăm bông hoa hồng hai bên ngực, bà Lindsey đã được bác sĩ Gerow đưa ra lời mời này. Ông cho biết mình đang kết hợp với bác sĩ Thomas Cronin phát triển công nghệ nâng ngực cho những phụ nữ cảm thấy tự ti về bộ ngực lép kẹp sau khi sinh con.

Là một trong 6 người con của gia đình công nhân dầu mỏ, Timmie mới 14 tuổi thì mẹ qua đời. Một năm sau, bà nghỉ học để kết hôn với một thợ mộc. Sau khi có ba con trai và ba con gái trong 9 năm, chồng bà bắt đầu đổ tiền vào rượu.
Bà ly dị năm 26 tuổi và bước vào mối quan hệ mới với Fred Reyes, một người Mexico di cư. Fred đưa bà đi nghỉ và thuyết phục bà xăm hình hoa hồng đỏ lên hai bên ngực. Timmie cho biết bà rất xấu hổ vì quyết định chóng vánh đó.
Bà tiến hành 3 đợt điều trị ở phòng khám từ thiện của Bệnh viện Jefferson Davis để xóa hình xăm. Năm 1961, bà quay lại kiểm tra. Bác sĩ điều trị cho bà, Frank Gerow, nói rằng một đồng nghiệp của ông - bác sĩ Thomas Cronin, đã phát triển một túi cấy cho phụ nữ có ngực chảy xệ sau sinh. Ông đề nghị Timmie trở thành người phụ nữ đầu tiên thử nghiệm quy trình phức tạp này.
Điều này khiến bà ngạc nhiên. Timmie cho biết: “Có thể đúng là ngực tôi đã bắt đầu chảy xệ, nhưng tôi không quan tâm lắm tới chuyện đó. Chúng tôi lớn lên trong nghèo khổ và không có nhiều gương để soi. Tôi không muốn sửa ngực, nhưng muốn sửa tai. Lúc đó tôi mới ly hôn và không có nhiều đề nghị. Do đó, tôi đồng ý sẽ thử nếu bác sĩ Gerow sửa lại tai cho tôi”. Gerow muốn tăng kích cỡ ngực của bà từ B lên C.
Timmie trải qua cuộc phẫu thuật lịch sử vào mùa xuân năm 1962. Bà cho biết: “Nếu Gerow có nói với tôi về các nguy cơ, tôi cũng chẳng nghe. Khi tỉnh dậy sau gây mê, tôi cảm thấy như có cả con voi ngồi trên ngực mình. Nhưng khi họ tháo băng cho tôi vào 10 ngày sau, ngực của tôi rất đẹp. Tất cả bác sĩ trẻ đứng quanh tôi để ngắm nhìn kiệt tác đó”.
Đột nhiên, Timmie thu hút được nhiều sự chú ý của người khác giới. Khi một người quen biết đã lâu, Bill Lindsey, ngỏ lời cầu hôn, bà đã chấp thuận. Vào dịp năm mới, bà kết hôn với kỹ thuật viên máy bay này, người đã có 4 con từ cuộc hôn nhân trước.
Chương mới trong cuộc đời bà cũng đánh dấu sự phát triển của phẫu thuật thẩm mỹ, với nhiều phụ nữ muốn thực hiện thủ thuật nâng ngực. Cronin và Gerow bán phát minh của mình cho Dow Corning. Họ cho rằng việc cấy ngực giúp nâng mức tự tin của những phụ nữ “có ngực kém phát triển”. Hai bác sĩ nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn rằng “họ sẽ hạnh phúc hơn nếu có ngực to hơn”.
Timmie cho biết, ngực của bà bắt đầu cứng lại khoảng 10 năm sau khi phẫu thuật, do các mô sẹo hình thành sau khi cấy. Các cơn đau nhức đột ngột xuất hiện khi bà tham gia các lớp aerobic vào thập niên 80. Tập đoàn Dow Corning thừa nhận đây có thể là một hiệu ứng phụ của nâng ngực.
Timmie cũng bị nổi mẩn, khô miệng, khô mắt và mệt mỏi. Bà tìm đến nhiều bác sĩ khác nhau và nhận được câu trả lời rằng đó là hậu quả của trầm cảm. Bác sĩ Gerow cũng nói rằng silicone không thể gây bệnh cho bà.
Những người phản đối việc cấy ngực khẳng định Timmie đang có các triệu chứng điển hình của tổn hại từ silicone. Tiến sĩ Patten, người nghiên cứu 2.000 phụ nữ gặp các vấn đề về sức khỏe sau khi cấy ngực, cho biết: “Từ các tài liệu của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cung cấp cho tôi, rõ ràng Dow Corning biết từ năm 1976 rằng silicone gây viêm, và ở một số nghiên cứu trên động vật, điều này gây ra các bệnh tự miễn”.
Cuộc chiến giữa ngành công nghiệp thẩm mỹ ngày càng phát triển và những người phản đối vẫn tiếp tục. Dow Corning không còn làm túi cấy ngực, nhưng các nhà sản xuất khác khẳng định những tiến bộ trong kỹ thuật đã tối thiểu hóa nguy cơ nổ vỡ.
Dù thường xuyên phải đối mặt với đau đớn, bà vẫn không dám lấy túi ngực ra. Cân nhắc giữa nguy cơ tử vong khi gây mê (do độ tuổi cao) và những đau đớn đó, bà quyết định sẽ chung sống với hai túi ngực tới khi trút hơi thở cuối cùng.
Bà cho biết: “Tôi tự hào về những gì mình đã làm. Tôi tiên phong cho việc cấy túi ngực - điều đã giúp ích cho hàng nghìn phụ nữ”.

Những năm 1950, văn hóa Mỹ đã bị ảnh hưởng và mê đắm bởi những khuôn ngực to và đẹp. Cũng thời đó, Playboy và Barbie ra đời, và sức ảnh hưởng của các ngôi sao điện ảnh lên rất mạnh.

"Vẻ đẹp căng tràn sức sống của Marilyn Monroe và Jane Russell, rồi thì gương mặt mới của Dior năm 1957, thực sự đã đề cao những đường cong tròn trịa, và thế là phụ nữ bắt đầu nghĩ đến việc bơm ngực", tác gia Teresa Riordan viết.

"Đồ giả - thực ra là ngực có độn vải - vốn đã phổ biến từ trước đó rồi, nhưng đến lúc đó thì người ta muốn bơm kia".

Nhiều năm trước đó, người ta đã dùng đủ cách để cố làm cho ngực to lên. Những năm 1950, các bác sĩ dùng bọt xốp để cấy vào trong ngực phụ nữ. Một số người cho rằng cả cô đào Marilyn Monroe cũng từng dùng chiêu này, nhưng chuyện không rõ ràng và gây tranh cãi xôn xao.

Người chuyên viết về Monroe và cả người chuyên may quần áo đồng thời là người tình của cô cũng được phỏng vấn về chủ đề này, nhưng họ đều khẳng định mỹ nhân đó chẳng có lý do gì phải độn ngực hay phẫu thuật làm cho to ra cả.

An Hoa (tổng hợp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bạn biết gì về người phụ nữ đầu tiên nâng ngực trên thế giới?