Tại Hội nghị đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, bạo lực học đường gia tăng do các tác động của xã hội và ngành giáo dục, cần đưa ra giải pháp thiết thực phòng hơn là chống.

Bàn giải pháp nhằm hạn chế bạo lực học đường

Hải Yến | 17/04/2019, 19:45

Tại Hội nghị đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, bạo lực học đường gia tăng do các tác động của xã hội và ngành giáo dục, cần đưa ra giải pháp thiết thực phòng hơn là chống.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, dù đã triển khai nhiều giải pháp nhưng vấn đề bạo lực học đường vẫn có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nguyên nhân do đặc điểm lứa tuổi, những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội, tác động đa chiều từ môi trường gia đình, xã hội…

Ngành giáo dục cần chủ động, tiên phong để thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, trong đó chú trọng vào các giải pháp để phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực học đường là chính, quan tâm hoá giải các nguyên nhân dẫn đến bạo lực.

Để ngăn ngừa các vụ việc tái phát, các địa phương, nhà trường cần kiên quyết xử lý, trước hết là không cho đứng lớp đối với giáo viên có sai phạm về đạo đức nhà giáo và nghiêm khắc đưa ra khỏi ngành giáo dục những người có sai phạm nghiêm trọng, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Bộ trưởng nhấn mạnh vai trò của đội ngũ khoảng 1,4 triệu giáo viên trong việc giáo dục đạo đức học sinh, ngăn ngừa bạo lực học đường.

“Phải chú trọng ngay từ khâu đào tạo. Giáo viên phải có năng khiếu sư phạm, yêu nghề, mến trẻ. Chương trình đào tạo cũng phải thay đổi, giáo viên phải được đào tạo trở thành những nhà giáo dục chứ không phải là thợ dạy, hết giờ là về'', bộ trưởng chia sẻ.

Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và học sinh, sinh viên, Bộ GD-ĐT thông tin, năm 2019, Bộ GD-ĐT sẽ tập trung thực hiện 6 giải pháp cơ bản nhằm hạn chế tình trạng bạo lực học đường, trong đó có việc chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường tích hợp nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh vào chương trình, hoạt động giáo dục, tăng trách nhiệm của giáo viên, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo. Bộ GD-ĐT cũng sẽ xây dựng và ban hành quy trình xử lý truyền thông, nhằm hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục khi có sự cố; thành lập đường dây nóng nhằm kịp thời ghi nhận, xử lý các ca bạo lực học đường...

Các ý kiến phát biểu cũng tập trung đánh giá những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng bạo lực học đường, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Đồng thời, thống nhất triển khai, thực thi các Nghị định, Chỉ thị của Chính phủ, Bộ GD-ĐTliên quan đến việc xây dựng và đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, không còn bạo lực học đường.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bàn giải pháp nhằm hạn chế bạo lực học đường