Sau cơn bão số 9 vừa qua, TP.HCM bị biến thành biển nước. Hệ thống thoát nước đã "vỡ trận" trước lượng mưa lớn. Và giờ là lúc nhìn lại công tác chống ngập cũng như hệ thống thoát nước của TP.HCM.

Bàn về công tác thoát nước của TP.HCM trong hiện tại và tương lai

Vũ Văn Ái (CTV anh 10) | 30/11/2018, 08:31

Sau cơn bão số 9 vừa qua, TP.HCM bị biến thành biển nước. Hệ thống thoát nước đã "vỡ trận" trước lượng mưa lớn. Và giờ là lúc nhìn lại công tác chống ngập cũng như hệ thống thoát nước của TP.HCM.

Nhiều năm nay, TP.HCM đang triển khai thoát nước và chống ngập theo Quy hoạch 752 của Thủ Tướng Chính Phủ năm 2000 về Quy hoạch tổng thể thoát nước cho TP.HCM đến năm 2020 và Quyết định 1547 năm 2008 về quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM.

Hơn 20 năm qua, TP.HCM đã tiến hành nhiều giải pháp chống ngập đã đạt được nhiều kết quả, xóađược nhiều điểm ngập, nhưng thực tế của đại công việc này đang còn nhiều phức tạp. Nếu khi thu thập nhiều thông tin và tìm hiểu kỹ lại càng không thể trả lời được bao giờ sẽ hết ngập cho TP.HCM? Nếu nhìn nhận về khối lượng chưa thực hiện hai quy hoạch 752 và 1547 còn lại là rất lớn, trong khi đó các quy hoạch trên đã cho thấy nhiều tiêu chí thiết kế không còn phù hợp so với những năm ngay sau đó và hiện nay thì càng lạc hậu. Cao độ triều năm 2000 là 1,32m;đến nay cao độ triều cao hơn rất nhiều, tai Phú An, Nhà Bè (sông) (1,68 đến 1,71m);trong khi cao độ triều tại Vũng Tàu (biển) do biến đổi khí hậu nhưng mỗi năm chỉ tăng vài mm; đó là nghịch lý chủ yếu do con người gây ra, vậy 20-30 năm tới cao độ triều sẽ là bao nhiêu? Chưa ai dự đoán được trong điều kiện quy hoạch và phát triển TP.HCM hiện nay, vì vậy tương lai làm sao có thể thoát nước mưa được trong khi trên 60% đia hình TP.HCM thấp dưới 2,0m?

Khi Dự án Trung Nam hoàn thành, có thể khẳng định được 570km2 và hàng triệu ngườidân TP.HCM có hết chịu cảnhngậpkhông? Điều đó khẳng định là không. 10.000 tỉbước đầu chỉ kiểm soát triều tại một số kênh rạch và góp phần thoát nước tốt hơn ở khu vực trên. Vấn đề đặt ra khi những trận mưa lớn với cường độ trung bình 100-150 mm trong vài giờ thì sao? Vẫn cần phải có phương án trữ nước điều tiết hoặc thoát nước mưa ra sông lớn, lượng nước mưa tính riêng của khu vực này khoảng 57,0-85,5 triệu m3, trong khi khả năng điều tiết trữ nước mưa của hồ và kênh rạch hiện có của khu vực không quá 10 triệu m3, muốn tránh ngập lượng nước mưakhủng nói trên cần phải được điều tiết chứa lại hoặc bắt buộc phải bơm đổ ra sông và biển. Các nhà khoa học và quản lý đã đưa ra các giải pháp như sau để lựa chọn sao cho phù hợp với khả năng của mình:

Thứ nhất, tăng cường triển khai nhiều hồ điều tiết khu vực, nạo vét kênh rạch tăng tốc độ dòng chảy, tăng sức chứa nước điều tiết đồng thời làm giảm cao độ triều ngay tại các kênh cấp 1 cũng như tại cửa xả của cống cấp 2.

Thứ hai, lắp đặt các bơm lớn tại cống ngăn triều để bơm ra cần thiết khi mưa với lưu lượng đủ lớn ngoài sức chứa của các hệ thống điều tiết của hồ, ao, kênh rạch, ngấm và khả năng chứa của mạng thoát nước hiện tại.

Hiện tại, 3 trong 6 cống kiểm soát triều do Công ty Trung Nam thi công chỉ mới lắp bơm tổng cộng 345.000 m3/h (khoảng hơn 1 triệu m3 trong 3 giờ) có thể đủ bơm nước thải khi đóng cống ngăn triều khi có mưa lớn thì sao? Phương án thiết kế bơm thoát nước nước mưa cho đầy đủ ở các cống ngăn triều này chưa được thiết kế, và nhiều chuyên gia đặt vấn đề liệu tại các cống ngăn triều hiện tại có đủ điều kiện kỹ thuật để lắp đủ số bơm thoát nước mưa chống ngập được không?

Trước hết, phối hợp nhiều biện pháp chống ngập tổng thể khác, như tăng cường thấm nước của gạch vỉa hè, tăng diện tích đất thấm nước, diện tích phủ cây xanh, gạch bê tông xốp chứa nước, bổ cập nhân tạo nước mưa xuống dưới lòng đất, nếu làm tốt vấn đề này cũng đã điều tiết được hàng triệu m3 nước mưa giảm rất nhiều kinh phí hồ điều tiết và thoát nước.

Tiếp đến, bổ cập nhân tạo nước mưa xuống các tầng nước ngầm: Đây là việc làm hoàn toàn mới đối với nước ta. TP.HCM hiện có nhiều chung cư, nhà ở, kho, xưởng đã thu gom được nước mưa từ sàn mái nếu đưa cưỡng bức xuống giếng khoan thay vì chảy xuống cống như hiện nay là việc làm rất tốt. Ví dụ: mái 10.000m2 thu trong 3 giờ được 1000m3 nước mưa (với trận mưa 100 mm), khi đó chỉ cần đưa xuống giếng khoan là hoàn toàn đơn giản vì bơm nước giếng khoan lên sẽ khó và tốn kém năng lượng hơn là đưa nước xuống giếng khoan, nước mưa sẽ tăng cường áp suất tầng chứa nước ngầm trở lại do nhiều năm qua con người đã khai thác quá nhiều, như vậy sẽ chặn đứng sụt lún mặt đất và các công trình xây dựng mà các nhà khoa học đã cảnh báo lâu nay. Có thể xã hội hóacông tác trên bằng cách TP.HCM cần ứng trước trả tiền nước mưa đưa xuống giếng khoan, và điều tiết thu lại tiền mua nước giếng khoan cho nhiều đơn vị đang có nhu cầu khai thác để xử lý phục vụ sản xuất hay trồng trọt hoặc các lợi ích khác thay vì lâu nay TP.HCM đang hạn chế hoặc không cấp phép khoan giếng, khi đó doanh nghiệp cũng không cần phải mua nước sản xuất tới 12.000 đồng/m3 hay nước dịch vụ 21.000 đồng/m3, trong khi nhu cầu cung cấp nước sinh hoạt đang còn thiếu trầm trọng. Nếu toàn khu vực bổ cập nước mưa tốt, ngay cả việc bổ cập nhiều nước mưa vào nhiều tầng chứa nước mặn hoặc tầng nước xấu trên diện rộng của TP.HCM sẽ giải quyết cất chứa được hàng triệu m3 nước mưa xuống lòng đất tránh được sụt lún và đây chính là kho chứa tài nguyên vô giá. Trên thế giới đã có nhiều nước từ lâu cũng đã làm công tác này rất tốt, ở Mỹ gần 1/3 lượng nước sản xuất và sinh hoạt được lấy từ nguồn bổ cập nhân tạo; Mexico, Nhật bản, Đức dùng rất nhiều nước mưa bổ cập khắc phục hiện tượng sụt lún mặt đất. Israel, Mỹ, Morocco... áp dụng giải pháp trên để ngăn chặn xâm nhập của nước mặn.

Như đã nói ở trên, nếu TP.HCM đầu tư kinh phí rất lớn đề xây dựng đủ hồ điều tiết, để giải tỏa nạo vét các kênh chính như Tham Lương, Vàm Thuật, kênh Đôi, kênh Tẻ, Nhiêu Lộc Thị Nghè… hay bổ cập nước mưa xuống giếng khoan tốt sẽ giải quyết được lượng lớn về sức chứa nước mưa và tạo dòng chảy tốt hoặc xây dựng nhiều trạm bơm khủng ở các cống ngăn triều khi toàn bộ tuyến đê bao hoàn thành, nhưng một câu hỏi lớn đặt ra liệu khi đó TP.HCM sẽ hết ngập? Đây là vấn đề lớn rất nan giải khác đặt ra cho mạng cống của TP.HCM đã cũ và xuống cấp khá nhiều, nhiều khu công nghiệp và dân cư mới hình thành có hệ thống thoát nước mới chưa đồng bộ, nhiều khu vực thiết kế thoát nước lại nối dài cống ra, chuyển đổi cửa xả nhưng không tăng hoặc tăng không đủ tiết diện cống, cao độ đáy cống trong khuvực hoặc kết nối các khu vực với nhau không phù hợp, các cửa thu hố ga quá nhỏ, tắc rác do nhiều nguyên nhân, mạng thoát nước của TP.HCM cần xem xét tổng thể để đánh giá thiết kế cho phù hợp với hiện tại và nhiều năm tới. Như vậy, bắt buộc phải có Hội đồng khoa học thẩm định kỹ thuật.

Để phục vụ cho thiết kế, thẩm định hay đánh giá, hiện TP.HCM chưa có một đơn vị nào có đầy đủ các số liệu thông tin kỹ thuật lưu trữ cũ, mới, bản đồ hệ thống mạng cống thoát tổng thể có đầy đủ số liệu về cao độ cống, mặt đường, lún hàng năm, tổng thể cao độ triều chung đặc biệt, cao độ triều tại các kênh nhỏ. Ví dụ: cao độ triều một thời điểm năm 2016 tại rạch nước lên (An Lạc) nơi cửa xả của tuyến cống chính cấp 2 đường Hồ Học Lãm đổ ra đạt tới 1,9-1,95m; cùng thời điểm đó, cao độ triều Nhà Bè chỉ là 1,60 m, trong khi cao độ mặt đường Hồ Học Lãm trung bình là 1,25-1,60m? Như vậy, lâu nay chỉ quan tâm đến cao độ triều Nhà Bè và Phú An không đầy đủ? TP.HCM còn cónhiều hình ảnh giống như Hồ Học Lãm?

Trong tình trạng thông tin kỹ thuật về mạng thoát nước còn quá ít ỏi và có những số liệu quá lạc hậu, nhiều khi không thực, cần phải trang bịđầy đủ các thông tin dữ kiện càng sớm càng tốt. Cần có Nhạc trưởng điều hành tổng thể dám làm, dám chịu, khẳng định, quyết đoán khi thấu đáo vấn đề không đổ lỗi cho trời mưa lớn quá hay do các nguyên nhân chưa gặp. Mọi vấn đề thoát nước mưa đang quá chậm chạp khi nguời dân TP.HCM đang rất cần các Dự án thiết thực, hiệu quả ngay từ bây giờ và tầm nhìn đến nhiều năm tới.

TS Vũ Văn Ái (ĐHBK TP.HCM)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bàn về công tác thoát nước của TP.HCM trong hiện tại và tương lai