Báo cáo sẽ cung cấp cho người dân thông tin cơ bản nhất về một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2023.

Báo cáo cho công dân về dự toán ngân sách nhà nước 2023 có gì đặc biệt?

Tuyết Nhung | 30/12/2022, 11:45

Báo cáo sẽ cung cấp cho người dân thông tin cơ bản nhất về một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2023.

Bộ Tài chính vừa công khai "Báo cáo ngân sách dành cho công dân - Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 Quốc hội quyết định", nhằm tạo điều kiện cho người dân dễ dàng nắm bắt các thông tin cơ bản về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023.

anh1-1-.jpg

Báo cáo cung cấp cho người dân những thông tin cơ bản nhất về một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và một số giải pháp chủ yếu điều hành nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2023.

Cụ thể, báo cáo cung cấp thông tin về một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2023 với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5%, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD, tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,4 - 25,8%, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5 - 6%, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 1 - 1,5%.

Báo cáo cũng cung cấp bức tranh tổng thể về NSNN năm 2023 với dự toán tổng số thu NSNN là 1.620,7 nghìn tỉ đồng, tăng 0,4% so với ước tính thực hiện năm 2022; tỷ lệ huy động vào NSNN khoảng 15,7% GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 13,3% GDP.

Cụ thể, thu nội địa 1.334,2 nghìn tỉ đồng; thu từ dầu thô (trên cơ sở sản lượng khai thác trong nước gần 8 triệu tấn, giá dầu bình quân khoảng 70 USD/thùng) là 42 nghìn tỉ đồng; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 239 nghìn tỉ đồng; thu viện trợ 5,5 nghìn tỉ đồng. Dự toán tổng số thu ngân sách trung ương năm 2023 là 863,5 nghìn tỉ đồng, tổng số thu ngân sách địa phương là 757,2 nghìn tỉ đồng.

Dự toán tổng số chi NSNN là 2.076,2 nghìn tỉ đồng, tăng 16,3% so với dự toán chi NSNN năm 2022. Trong đó, chi đầu tư phát triển 726,7 nghìn tỉ đồng; chi thường xuyên là 1.172,3 nghìn tỉ đồng; chi trả nợ lãi 102,9 nghìn tỉ đồng; chi cải cách tiền lương, lương hưu, điều chỉnh một số chế độ trợ cấp, phụ cấp và các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở 12,5 nghìn tỉ đồng; các khoản chi còn lại khác 61,8 nghìn tỉ đồng.

Theo báo cáo, bội chi NSNN năm 2023 là 455,5 nghìn tỉ đồng, tương đương 4,42% GDP. Trong đó, bội chi ngân sách trung ương 430,5 nghìn tỉ đồng, tương đương 4,18% GDP; bội chi ngân sách địa phương là 25,0 nghìn tỉ đồng, tương đương 0,24% GDP.

Bên cạnh đó, báo cáo còn cung cấp thông tin về việc thực hiện tăng lương cơ sở từ ngày 1.7.2023 cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng; tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Từ ngày 1.1.2023, thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng từ ngày 1.7.2023 và y tế cơ sở theo Kết luận số 25-KL/TW ngày 30.12.2021 của Bộ Chính trị.

Ngoài ra, báo cáo cũng đưa ra một số giải pháp chủ yếu điều hành nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2023. Bằng ngôn ngữ và hình thức thể hiện đơn giản, dễ hiểu thông qua các hình ảnh, bảng, biểu đồ, báo cáo giúp người dân bình thường, ngay cả những người nắm ít kiến thức về tài chính - ngân sách đều có thể tiếp cận và nắm bắt được các thông tin cơ bản về NSNN.

"Báo cáo ngân sách dành cho công dân - Dự toán NSNN năm 2023" được Bộ Tài chính đăng tải công khai tại Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, phát hành ấn phẩm, công bố rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Báo cáo cũng được gửi đến tất cả các bộ, cơ quan trung ương, địa phương để tăng cường công tác công khai NSNN, đồng thời khuyến khích các bộ ngành, địa phương triển khai xây dựng báo cáo ngân sách dành cho công dân của cơ quan, đơn vị mình.

Bài liên quan
Vietcombank thực hiện thành công “đa mục tiêu”, nộp ngân sách nhà nước gần 11 nghìn tỉ đồng
Năm 2021, mặc dù tiếp tục đối mặt với những diễn biến bất thường của môi trường kinh tế - xã hội, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công “đa mục tiêu”: vừa phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cán bộ, duy trì hoạt động kinh doanh liên tục; vừa chia sẻ khó khăn với khách hàng và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo cáo cho công dân về dự toán ngân sách nhà nước 2023 có gì đặc biệt?