Sốt xuất huyết đang bùng phát ở Bến Tre với số lượng người mắc bệnh đạt mức kỷ lục chưa từng có xảy ra ở địa phương này. Tuy nhiên, ngành y tế địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc khống chế dịch bệnh ở đây. Đã vậy nhiều lãnh đạo y tế địa phương trong tỉnh còn chưa hiểu đúng bản chất của bệnh sốt xuất huyết để có cách phòng tránh hiệu quả.

Báo động dịch bệnh sốt xuất huyết tại Bến Tre

Hồ Quang | 22/08/2016, 20:13

Sốt xuất huyết đang bùng phát ở Bến Tre với số lượng người mắc bệnh đạt mức kỷ lục chưa từng có xảy ra ở địa phương này. Tuy nhiên, ngành y tế địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc khống chế dịch bệnh ở đây. Đã vậy nhiều lãnh đạo y tế địa phương trong tỉnh còn chưa hiểu đúng bản chất của bệnh sốt xuất huyết để có cách phòng tránh hiệu quả.

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyếttăng gấp 3 lần

Theo Sở Y tế tỉnh Bến Tre, tính đến thời điểm hết tháng 7.2016 trên địa bàn tỉnh có đến 1.401 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 1 trường hợp tử vong, cao hơn gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Bác sĩ Trần Văn Ân – Phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (tỉnh Bến Tre) cho hay, trong những ngày gần đây tình hình sốt xuất huyết tăng cao khiến các khoa Nhiễm, Nhi... của bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. Gần như toàn bộkhoa Nhiễm, khoa Nhi đềuchủ yếu điều trị các bệnh nhân sốt xuất huyết, trong đó khoa Nhiễm điều trị bệnh nhân lớn tuổi, còn khoa Nhi điều trị bệnh nhân nhỏ tuổi.

Điều đáng nói, số ca mắc sốt xuất huyết nặng ở địa phương này cũng khá cao, chủ yếu là trẻ em. Tại khoa Nhi, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu có khoảng 15 trẻ điều trị sốt xuất huyết thì có đến 10 trẻ bị bệnh rất nặng, nhiều trẻ bị xuất huyết phổi, xuất huyết tiêu hóa, toan chuyển hóa, rối loạn đông máu....

Đưa tay chỉ sang giường kế bên, một bé trai chừng 10 tuổi đang thở máy, bác sĩ Ân cho biết, cháu bé này quê ở xã An Thủy (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) nhập viện trong tình trạng sốt xuất huyết khá nặng.

Lúc nhập viện cháu ói ra máu, đừ tay chân lạnh. Các bác sĩ chẩn đoán cháu bị sốc sốt xuất huyết Dengue đầu N4, chảy máu mũi, xuất huyết tiêu hóa nên tiến hành cho thở oxy, điều trị chống sốc.

Tuy nhiên sau 1 ngày điều trị tình trạng sức khỏe của cháu không thuyên giảm mà còn có các dấu hiệu xấu đi như:tri giác xấu dần, khó thở nhiều hơn, ọc máu đen, tái sốc... Các bác sĩ tiến hành hội chẩn lại một lần nữa và kết luận cháu bị sốc sốt xuất huyết Dengue kèm hội chứng nguy cập hô hấp (ARDS), xuất huyết phổi, xuất huyết tiêu hóa, toan chuyển hóa, rối loạn đông máu, bé được đặt nội khí quản, bù dịch chống sốc nhiều giờ, truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, tiểu cầu…

Nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết đang điều trị tạiBệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (tỉnh Bến Tre) trong tình trạng rất nặng phải thở máy.

“Trước tình hình trên chúng tôi tiến hành hội chẩn toàn bệnh viện và trực tiếp xin ý kiến của bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám Đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM để có hướng điều trị.Sau đó, chúng tôi quyết định tăng áp lực thở máy để điều trị tình trạng suy hô hấp nặng, xuất huyết phổi, ARDS (tổng áp lực đến 50 CmH2O: PEEP=22 CmH2O, PIP= 28 CmH2O), bù toan, sử dụng vận mạch, dinh dưỡng, điều trị rối loạn đông máu, chọc màng bụng giải áp, điều trị kháng sinh chống nhiễm trùng …Hiện tình trạng sức khỏe của cháu đã dần tạm ổn, chúng tôi đã giảm dần áp lực máy thở, giảm dần vận mạch, an thần”, bác sĩ Ân vừa nói vừa thở phào nhẹ nhõm.

Nhiều mối nguy cơ rình rập

Phân tích về tình trạng sốt xuất huyết tăng một cách chóng mặt, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bến Tre cho rằng là do tình hình xâm nhập mặn kéo dài từ đầu năm 2016 khiến người dân thiếu nước ngọt,phải sử dụng chum, vại để trữ nước;số lượng chum, vại cũngđược sản xuất nhiều hơn. Bên cạnh đó là sự thay đổi chủng vi rút từ týp 4 chuyển sang týp 2; ý thức của người dân trong việc diệt lăng quăngchưa cao...

Bác sĩ Võ Hồng Khanh – Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre thừa nhận những nguyên nhân trên rất khó để có thể loại bỏ được. “Nhiều lúc những chiếc lu của các hộ sản xuất đem phơi ngoài trời mưa xuống chứa đầy nước nhưng lực lượng y tế đâu dám lật úp, vì sợ nếu lật úp không khéo làm vỡ lu phải đền cho người dân. Đây chính là cái khó, chúng tôi chỉ biết vận động các hộ dân tự xử lý nhưng với một số lượng lớn như thế cũng rất khó”, ông Khanh phân trần.

Mới đây, trong cuộc họp báo cáo về công tác phòng chống dịch bệnh của địa phương với đoàn công tác của Bộ Y tế, bác sĩ Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) cho biết để phòng, chống sốt xuất huyết địa phương này thường xuyên phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh, làm sạch môi trường để không cho muỗi sinh sôi.

Ngành y tế Bến Tre đứng trước nhiều khó khăn trongkiểm soát dịch bệnh sốt xuất huyết khibướcvào tháng cao điểm.

Một kiểu phòng, chống sốt xuất huyết mà theo đoàn công tác của Bộ Y tế là chưa hiểu rõvề cơ chế của muỗi gây sốt xuất huyết.

“Muỗi gây sốt xuất huyết là muỗi “nhà giàu”,chỉ sống trong môi trường nước sạch, không sống trong nước bẩn và càng không sống trong bụi rậm. Vì thế việc phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh không phải là để phòng chống sốt xuất huyết. Đây là một nhận thức sai lầm của lãnh đạo y tế địa phương trong việc phòng, chống sốt xuất huyết”, đại diện Bộ Y tế chỉ rõ.

Đây cũng chính là lý do khiến cho địa phương này có số lượng người mắc sốt xuất huyết tăng cao, gần 60 trường hợp mắc sốt xuất huyết từ đầu năm 2016 đếnnay, cao gấp đôi so với cùng kỳ, dù nơi đây không phải chịu hạn mặn.

Từ thực tế trên cho thấyBến Tre đangđứng trước nhiềukhó khăn trong việckiểm soát dịch bệnh sốt xuất huyết khi dịchbùng phát trong mùa mưa này,nhất là bước vào cáctháng cao điểm, tháng 9 và tháng 10 tới.

Sốt xuất huyết là một căn bệnh xuất hiện từ rất lâu, chứ không phải là dịch bệnh mới nổi nhưng lãnh đạo y tế địa phương lại không nắm chắc cách phòng chốngquả là một điều rất đáng lo ngại. Việc thiếu hiểu biết này xuất phát từ chính năng lực yếu kém của lãnh đạo y tế địa phương nhưng cũng có phần thiếu sót trong công tác truyền thông của Bộ Y tế để hướng dẫn cho y tế địa phương, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa nắm bắt được cách phòng, chống sốt xuất huyết.

Hồ Quang
Bài liên quan
Hai tỉnh Bến Tre, Tiền Giang: Căng thẳng về nước ngọt cùng hạn mặn và kẹt xe cầu Rạch Miễu
Những ngày qua, hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre vẫn tiếp tục nóng chuyện nước uống, nước sinh hoạt, lại thêm chuyện kẹt xe liên tục ở cầu Rạch Miễu dịp nghỉ lễ 30.4-1.5.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lễ Quốc khánh 2.9 người dân được nghỉ 4 ngày
một giờ trước Sự kiện
Công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh 2.9 kéo dài 4 ngày liên tiếp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo động dịch bệnh sốt xuất huyết tại Bến Tre