The Washington Post của Mỹ vừa có bài "Đội tuyển Ma Rốc đại diện cho một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa dân tộc bóng đá" nói về tàn tích thực dân của châu Âu trong bóng đá đang trên đà suy thoái.

Báo Mỹ khen Ma Rốc giương cao ngọn cờ chống "bóng ma thực dân" châu Âu tại World Cup

Anh Tú (dịch) | 08/12/2022, 10:09

The Washington Post của Mỹ vừa có bài "Đội tuyển Ma Rốc đại diện cho một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa dân tộc bóng đá" nói về tàn tích thực dân của châu Âu trong bóng đá đang trên đà suy thoái.

Trong phần lớn thời gian mà chúng ta đã nghe về nó, World Cup bóng đá, trên danh nghĩa và trên thực tế, là một cách gọi sai. Bản thân nó không phải là giải thế giới. Đó là thứ của châu Âu - và quá trình thực dân hóa thế giới của họ.

Ý. Pháp. Tây Ban Nha. Bồ Đào Nha. Anh, tất nhiên rồi. Và tất cả các thuộc địa và địa điểm mà châu Âu truyền bá trò chơi, không phải trong một nỗ lực cao quý nào mà là để áp đặt tính thẩm mỹ và cảm xúc của châu Âu. Ở các quốc gia Nam Mỹ, đáng chú ý nhất là Brazil và Argentina. Các quốc gia châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc. Không gian của người châu Phi ở phía nam sa mạc Sahara ở Tây Phi. Và các quốc gia phía bắc sa mạc Sahara, chẳng hạn như Ma Rốc, vào thứ ba tại Qatar đã loại người châu Âu cuối cùng đô hộ họ, Tây Ban Nha để tiến vào tứ kết. Họ đội thứ sáu hiếm hoi không phải từ châu Âu hoặc Nam Mỹ làm được như vậy trong suốt lịch sử giải đấu.

Và Ma Rốc, Những chú sư tử Atlas, đã làm được điều đó nhờ bàn thắng của Achraf Hakimi – có cha mẹ là người Ma Rốc nhưng sinh ra và lớn lên ở Tây Ban Nha. Hakimi từng được kỳ vọng sẽ chơi cho Tây Ban Nha nhưng đã kết liễu Bò tót trên chấm phạt đền sau trận hòa không bàn thắng. Tây Ban Nha đã sút hỏng tất cả các cú 11 mét.

Ma Rốc tự giải phóng khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha vào năm 1956 sau 44 năm. Vào thứ ba, họ đại diện cho một phong trào giải phóng mới trong thể thao toàn cầu.

Như Michael Murphy, một nhà khoa học chính trị của Đại học Queen đã nhắc nhở trong một bài báo gần đây về bóng đá ở Châu Phi, trò chơi này “được các cường quốc thực dân tư bản phương Tây đưa vào các thuộc địa của Châu Phi nhằm cố gắng cai trị dân chúng trong các vùng lãnh thổ mới bị chinh phục. Để làm cho người dân có thể quản lý được đồng nghĩa với việc giới thiệu bóng đá với mục đích đáp ứng các ý tưởng thuộc địa và nhu cầu về trật tự và kỷ luật của người dân bị trị”.

Vẫn còn rất nhiều tàn tích của chủ nghĩa thực dân định cư châu Âu tại World Cup này, bất chấp sự đột phá của Ma Rốc. Giải đấu tiếp tục làm nổi bật việc bóng đá châu Âu thu hoạch những tài năng tốt nhất từ ​​bên ngoài lãnh thổ của mình để thỏa mãn cơn thèm khát cuồng nhiệt đối với trò chơi trong biên giới. Bạn khó có thể thấy một đội tuyển châu Âu nào mà không có con cháu của một quốc gia châu Phi từng bị họ chiếm đóng. Ta không thể không cảm thấy đau lòng cho Breel Embolo khi anh ra hiệu xin lỗi sau khi ghi bàn cho Thụy Sĩ vào lưới Cameroon, quê hương của anh.

Grant Farred, giáo sư nghiên cứu Châu Phi tại Đại học Cornell, người đã viết về tình yêu bóng đá của mình qua email: “Rắc rối nằm ở chỗ đó. Những bóng ma của toàn cầu hóa, của sự di cư cưỡng ép, người tị nạn, kiểu người hậu thuộc địa khao khát tìm kiếm tươi sáng hơn, nghĩa là, Châu Âu, những đồng cỏ, nơi những chàng trai giờ đang khoác trên mình màu cờ của một lá cờ từng là đế quốc. Các mâu thuẫn rất nhiều”.

Rồi Farred đặt câu hỏi “Tại sao người Cameroon quay lưng với đất nước Cameroon?” Rốt cuộc, rất hiếm khi một người châu Âu chối bỏ nơi sinh của mình ở châu Âu, mặc dù điều đó đã xảy ra. Tiền đạo người Đức Miroslav Klose vốn sinh ra ở Ba Lan.

Nhưng nếu đã từng có một kỳ World Cup nào ám chỉ rằng tình thế đang thay đổi một chút, rằng sân chơi đang trở nên cân bằng, thì đó chính là kỳ World Cup này. Và thật tuyệt làm sao, vì lần đầu tiên World Cup được xuất hiện ở Trung Đông. Sau khi lần đầu tiên được tổ chức tại Châu Phi vào năm 2010, tại một nước Nam Phi thoát khỏi nạn phân biệt chủng tộc. Sau khi có mặt ở châu Á lần đầu tiên vào năm 2002, tại Nhật Bản và Hàn Quốc.

Quả thực, World Cup nên diễn ra trên sân khấu thế giới chứ không chỉ ở một hoặc hai châu lục. Và nó phải là lễ hội của các cầu thủ trên thế giới, không chỉ của những người ở châu Âu. World Cup này đã tiến gần hơn đến ý tưởng đó.

Chắc chắn rằng, khi World Cup này bước vào vòng 16 đội, lần đầu tiên cả sáu lục địa đều có đại diện. Nó gồm hai đội từ Châu Phi – Senegal và Ma Rốc – và hai đội từ Châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi các thủy thủ người Anh được cho là đã phát triển trò chơi vào cuối thế kỷ 19.

Úc cũng tiến vào vòng 16 đội. Chỉ có 5 đội ngoài châu Âu và Nam Mỹ lọt vào tứ kết trước Ma Rốc. Và không có đội nào từ bên ngoài châu Âu hoặc Nam Mỹ từng chơi trong một trận chung kết World Cup. Cuối tuần trước đã khởi động cơ hội tốt nhất để thực hiện bước đột phá đó, khiến cho kỳ World Cup này trở nên đa dạng và hòa nhập nhất.

Không còn nghi ngờ gì nữa, thành công ngày càng tăng của “phần còn lại thế giới” (ngoài châu Âu và Nam Mỹ) trong môn thể thao phổ biến nhất hành tinh là nhờ nhiều tài năng được châu Âu thu thập bên ngoài biên giới nhưng giờ quay về chơi cho đội bóng quê cha đất tổ, thay vì cho một nước châu Âu từng là thực dân mà cha ông họ phải rất tốn nhiều xương máu để giành độc lập. Ví dụ, Thomas Partey của Ghana được cho là có hộ chiếu Tây Ban Nha nhưng vẫn tiếp tục đại diện cho tổ quốc tại World Cup. Ghana chính quốc gia châu Phi đầu tiên thoát khỏi sự cai trị của Anh. Và bây giờ thường xuyên hơn, các cầu thủ gốc Phi sinh ra ở nước ngoài, chẳng hạn như Inaki Williams, sinh ra ở Tây Ban Nha, lại đang chọn chơi cho tổ quốc Ghana.

Williams là một trong số hơn 130 cầu thủ tham dự World Cup này chơi cho tổ quốc ông cha thay vì quốc gia mà họ sinh ra. Hầu hết những người đó đến từ năm đội của châu Phi dự World Cup lần này.

Đối với nhiều người, đó dường như là một ý thức mới về chủ nghĩa dân tộc. Mẹ của Williams, như lời anh kể, đã mang thai khi bà trốn khỏi Ghana, băng qua Sahara bằng chân trần đến tận Tây Ban Nha. Tuy nhiên, em trai của Williams, Nico, sinh ra ở Pamplona, lại thi đấu cho Tây Ban Nha – đội bóng đã bị các cầu thủ gốc Ma Rốc sinh ra Tây Ban Nha loại.

Trong bóng đá, những chiếc lá cuối cùng cũng rụng về cội.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Mỹ khen Ma Rốc giương cao ngọn cờ chống "bóng ma thực dân" châu Âu tại World Cup