Trên CNN, nhà bình luận Sam Kiley vừa có bài phân tích cho thấy việc Thủ tướng Anh nhiệt thành ủng hộ Ukraine không hề chân thành mà chỉ là sự lừa dối.

Báo Mỹ: Thủ tướng Anh nhiệt thành ủng hộ Ukraine chỉ là sự lừa dối

Anh Tú (lược dịch) | 06/07/2022, 07:22

Trên CNN, nhà bình luận Sam Kiley vừa có bài phân tích cho thấy việc Thủ tướng Anh nhiệt thành ủng hộ Ukraine không hề chân thành mà chỉ là sự lừa dối.

Đối với một người được học theo phương pháp Ngụy biện rằng sự thật chẳng có nghĩa lý gì, thật khó để tưởng tượng những lời có ý nghĩa hơn từ Thủ tướng Anh Boris Johnson so với khi ông cảnh báo rằng "hậu quả đối với thế giới là hoàn toàn thảm khốc" nếu cỗ máy quân sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin thắng thế tại Ukraine.

Ông ấy nói đúng về điều đó. Cũng đúng khi ông mô tả Ukraine đang ở thế trên một "lưỡi dao" trong cuộc gặp với Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Bavaria trong hồi tuần trước.

Thật là kỳ quặc. Bởi vì Johnson có hai điểm chung với Putin là phục vụ cho mục tiêu chiến lược của Tổng thống Nga nhiều hơn là sự ủng hộ của ông đối với Ukraine.

Người Ukraine đang bất chấp vì quyền gia nhập Liên minh châu Âu - một tổ chức quốc tế mà Johnson đã chiến đấu để thoát ra và Tổng thống Putin đã nỗ lực để cản trở…

…Đất nước chống cự lại chiến dịch của Putin hiện đang ném các chàng trai của mình vào lò nướng quân khi Nga đang dần tiến vào lãnh thổ ở phía đông.

Những người lính - cả người Ukraine và lính lê dương – liên tục lặp lại lo lắng hơn bao giờ hết, rằng Ukraine đang mất đi những người giỏi nhất trên chiến trường. Rằng hỏa lực tuyệt đối của Nga đang chiếm ưu thế và hơn hết là nước này cần những vũ khí tốt nhất của NATO - và ngày hôm qua.

Johnson đã nói với quốc dân của mình trong một bài báo gần đây trên Sunday Times rằng "chúng ta phải tự rèn luyện bản thân trong một cuộc chiến lâu dài, khi Tổng thống Putin sử dụng một chiến dịch tiêu hao, cố gắng đè bẹp Ukraine bằng sự khốc liệt tới cùng".

Thủ tướng Anh đã thực hiện hai chuyến thăm đến thủ đô Kyiv của Ukraine, nơi ông đã hứa cung cấp vũ khí, tiền bạc và hỗ trợ ngoại giao vững chắc cho Tổng thống Volodomyr Zelensky.

Johnson đã trả lời trong một phỏng vấn bên lề hội nghị thượng đỉnh G7: "Cái giá của việc lùi bước, cái giá của việc cho phép Putin thành công, khai thác những phần lớn của Ukraine, để tiếp tục chương trình chinh phục của mình, cái giá đó sẽ còn cao hơn rất nhiều. Mọi người ở đây đều hiểu điều đó".

Ông nói, người Ukraine đang phải đối mặt với những áp lực thực sự, họ phải lấy nguồn lực từ nơi khác, nhưng họ đang làm điều đó với nỗ lực và hy sinh. Đó là bởi vì họ thấy rằng "cái giá cho sự tự do là đáng phải trả.

Johnson từ lâu đã tìm cách tiếp cận con đường của Thủ tướng Anh Winston Churchill trong Thế chiến thứ hai. Nhưng ông ấy thuyết phục được rất ít người, cho dù có được chào đón như thế nào ở Kyiv, và ông ấy hiểu rằng nhiều người Ukraine tự do đang tìm kiếm sự dối trá trong EU.

Vào năm 2016, Johnson đã tạo nên sự ủng hộ đối với việc rời EU bằng một cam kết man trá rằng 350 tỷ bảng Anh (425 tỷ USD) tiền gửi đến châu Âu sẽ quay trở lại Ngân hàng Trung ương Anh.

Johnson hứa "vùng cao đầy nắng" cho vùng đất xanh tươi và dễ chịu. Nhưng ngày nay, hòn đảo có hình hài của hòn đảo cô độc hơn. Quyền tự do làm việc ở bất cứ đâu trong khối - người Anh giờ đã mất Quyền tự do tiếp cận thị trường nửa tỉ dân giờ cũng rời khỏi tay người Anh.

Trong nhiều năm, Johnson, nhà ảo thuật chính trị có vẻ vụng về, là cậu bé vàng của đảng Bảo thủ của Anh. Một vở hài kịch; cú áp phe toan tính của Johnson trong Brexit và chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử long trời lở đất.

Theo chị gái của mình, Rachel, một Johnson thời thanh niên đã nói rằng mình muốn trở thành "vua thế giới." Khi trưởng thành, ông phải giải quyết tham vọng trở thành người đứng đầu chính phủ của Anh. Và ông đã không ngừng để đạt được mục tiêu đó.

Nhưng vào tháng 6, hào quang chính trị của Johnson bị lật tẩy khi đảng Bảo thủ của ông bị 2 thất bại cùng lúc trong cuộc bầu cử quốc hội bổ sung ngày 23.6.

Ông ta đã sống sót sau một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong đảng của mình. Nhưng có thể sẽ sớm phải đối mặt với điều khác khi những người Tory (thuật ngữ chỉ thành viên hoặc những người ủng hộ cho đảng Bảo thủ) được cho là đang cố gắng thay đổi các quy tắc - có nghĩa là ông ta có thể bị loại trong một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm khác trong vòng 12 tháng tới.

Những chuyến đi này có thể giải thích sự quan tâm nồng nhiệt của ông đối với Ukraine. Nhưng ông ấy đã cố gắng tránh bất kỳ đề cập nào về bản chất của cuộc chiến với Nga, sâu xa là mong muốn gia nhập Liên minh châu Âu của Ukraine.

Trong khi đó, nước Anh đang phải vật lộn với sự sụp đổ của một ngành hàng không đối mặt với việc hủy chuyến bay quốc tế và hàng núi hành lý đang chất tại sân bay Heathrow. Hệ thống luật pháp đang gặp rắc rối khi các luật sư đình công vì tuyên bố rằng thu nhập ròng của họ thấp hơn mức lương tối thiểu của Vương quốc Anh. Các công nhân đường sắt đã tổ chức các cuộc tuần hành và đe dọa nhiều hơn nữa. Các giáo viên cũng đang trên đà hành động khi lạm phát tăng trước khi lương kịp tăng.

Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OECD cho biết nền kinh tế Anh sẽ tăng trưởng ở mức 3,6% trong năm nay và không tăng trong năm tới. Tổ chức 38 quốc gia này cho biết trong báo cáo mới nhất sẽ chỉ có Nga sẽ làm tệ hơn khi đang sụt giảm ở mức 4,1%. Nhưng Nga sụt giảm là do chiến phí tại Ukraine và hậu quả của các lệnh trừng phạt quốc tế.

Theo OECD, tình trạng bất ổn kinh tế của Anh không thể đổ lỗi cho Brexit. Tăng trưởng toàn cầu đã chậm lại do "hành động tấn công khó lý giải" của Nga. Tăng trưởng toàn cầu đã giảm xuống 3% trong năm nay và dự kiến ​​sẽ giảm xuống còn 2,8% vào năm 2023. COVID-19 cũng là lý do tạo ảnh hưởng.

Tuy nhiên, tăng trưởng GDP của Vương quốc Anh cao nhất trong khối G7 cách đây hơn một năm. Việc quốc gia này trượt xuống vị trí 19/20 trong bảng xếp hạng OECD của các nước G20 một phần có thể là do sự hỗn loạn của chuỗi cung ứng, thương mại chậm lại, tình trạng thiếu lao động trên diện rộng và sự sụt giảm đầu tư sau Brexit.

Đối với tất cả những lời kêu gọi trong cuộc vận động trở thành thủ tướng để phá vỡ bế tắc chính trị và "Hoàn tất Brexit", chính phủ của Johnson đã không đảm bảo được một thỏa thuận thương mại với Brussels.

Trên hết, chính phủ của Johnson đã công bố một dự luật sẽ phá bỏ một thỏa thuận với EU, Nghị định thư Bắc Ireland, mà chính Johnson đã đàm phán và ký kết.

Làm như vậy gần như chắc chắn sẽ vi phạm luật pháp quốc tế. Kế hoạch áp thuế đối với thép nhập khẩu vào Vương quốc Anh có nguy cơ phá vỡ các Quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới. Và có nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại với Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất thép.

Bị lên án bởi phán quyết của Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR), trong đó ngăn chặn việc Anh gửi những người xin tị nạn từ Anh đến Rwanda, chính phủ của Johnson hiện đang đe dọa rời khỏi tổ chức.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), con đẻ của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) có một tầm nhìn rất Anh. Nghị định thư Bắc Ireland là một hiệp ước của Anh-EU nhằm đảm bảo Thỏa thuận Good Friday mang lại hòa bình cho Bắc Ireland.

Việc xé toạc cấu trúc của những thỏa thuận này làm suy giảm vị thế của Anh trên thế giới.

Việc Thủ tướng Anh đe dọa rời khỏi ECHR, một tòa án mà người Anh đã giúp thiết lập để thiết lập một hệ thống pháp luật toàn châu Âu nhằm ngăn chặn các hành động tàn bạo ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, có vẻ kỳ lạ đối với người Ukraine.

Chắc chắn ngay bây giờ, họ sẽ có chút cảm tình với ECHR.

Các nhà điều tra Ukraine sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế để truy lùng những người bị cáo buộc là tội phạm chiến tranh. Cũng như cam kết tham gia các tổ chức quốc tế như EU khi Johnson rời bỏ họ.

Trên thực tế, việc Ukraine muốn gia nhập EU đã kích động cuộc cách mạng chống lại Tổng thống Victor Yanukovich thân Putin, chống EU vào năm 2014. Chính mong muốn đó có lẽ là lý do lớn nhất cho Tổng thống Putin không thể ngồi yên…

…Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban EU cho biết: "Chúng ta đều biết người Ukraine sẵn sàng chết vì viễn cảnh châu Âu. Chúng tôi muốn họ sống với giấc mơ châu Âu".

Đó không phải là lý do mà Johnson có thể hiểu được. Và ông ấy không bao giờ đề cập đến nó. Thay vào đó, tại cuộc họp của NATO ở Madrid tuần trước, ông nói về việc "các đồng minh - tất cả các đồng minh" cần phải "đào sâu" và đáp ứng nhu cầu của NATO với bổ sung chi tiêu quốc phòng.

Đó không phải là một lập luận mới và một thành viên NATO nào sẽ lắng nghe.

Nhưng không phải từ một Thủ tướng Anh đang gặp khó khăn trong nước và không được tin tưởng để giữ những cam kết ở quốc tế.

Rạng sáng 6.7 (theo giờ Việt Nam),  Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak và Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid đã tuyên bố từ chức để phản đối vai trò lãnh đạo của Thủ tướng  Boris Johnson.

Bộ trưởng Rishi Sunak bộc bạch: “Công chúng mong đợi một cách chính đáng rằng chính phủ được vận hành hợp lý, nghiêm túc và hiệu quả. Tôi nhận thấy đây có lẽ là cương vị bộ trưởng cuối cùng mình đảm nhiệm, song tôi tin những tiêu chuẩn này xứng đáng để đấu tranh và đó là lý do vì sao tôi từ chức”.

Còn bộ trưởng Javid cho biết ông mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Thủ tướng Johnson trong việc điều hành chính phủ sau một loạt bê bối, đồng thời khẳng định ông "không thể tiếp tục phục vụ tận tâm".

Cũng như đồng nghiệp Sunak, ông Javid cho biết thêm nhiều nghị sĩ và dân chúng đã mất niềm tin vào năng lực điều hành của Thủ tướng Johnson.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Mỹ: Thủ tướng Anh nhiệt thành ủng hộ Ukraine chỉ là sự lừa dối