Nga dẫn phán quyết của Tòa án Quốc tế về Kosovo ngày 22.7.2010, đã khẳng định một thực tế là tuyên bố đơn phương độc lập của một bộ phận quốc gia không vi phạm bất kỳ chuẩn mực nào của luật pháp quốc tế.

Nga chính thức dùng vấn đề Kosovo “thích độc lập” để giải thích vụ sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine

Tá Nhu | 30/09/2022, 07:40

Nga dẫn phán quyết của Tòa án Quốc tế về Kosovo ngày 22.7.2010, đã khẳng định một thực tế là tuyên bố đơn phương độc lập của một bộ phận quốc gia không vi phạm bất kỳ chuẩn mực nào của luật pháp quốc tế.

Theo dự kiến vào 19 giờ tối nay (giờ Hà Nội), Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có bài phát biểu thông báo việc Nga chính thức sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine là Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia.

Theo truyền thông Nga, từ ngày 23 đến 27.9, người dân 4 khu vực trên đã đi bỏ phiếu và phần lớn những người đã bỏ phiếu đã ủng hộ ý tưởng thống nhất các vùng này với Nga.

Để khẳng định cho tính hợp pháp việc sáp nhập này, Bộ Ngoại giao Nga hôm 29.9 ra tuyên bố: “Các cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Người dân Donbass và miền nam Ukraine đã thực hiện quyền tự quyết hợp pháp của mình theo Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước quốc tế về quyền con người năm 1966, Đạo luật cuối cùng Helsinki của CSCE năm 1975, cũng như phán quyết của Tòa án Quốc tế về Kosovo ngày 22.7.2010, đã khẳng định một thực tế là tuyên bố đơn phương độc lập của một bộ phận quốc gia không vi phạm bất kỳ chuẩn mực nào của luật pháp quốc tế”.

Theo Toà án Tư pháp quốc tế (ICJ) vào năm 2010, tuyên bố độc lập của Kosovo ngày 17.2.2008 là không vi phạm luật pháp quốc tế. khi đó, Mỹ hoan nghênh phán quyết của Toà án Tư pháp quốc tế và kêu gọi các nước châu Âu ủng hộ phán quyết này. Ngày đó, ông Joe Biden còn là Phó tổng thống Mỹ đã khẳng định sự ủng hộ của Washington đối với Kosovo. ICJ đã phải rất cân nhắc trước khi quyết định vì không muốn tạo nên một tiền lệ “thích độc lập” cho các nhóm dân thiểu số.

Nhưng thật không ngờ điều ICJ và phương Tây lo xa đã thành sự thực và được Nga tận dụng triệt để tiền lệ “thích độc lập” cho các nhóm dân thiểu số trong việc mở đường cho 4 tỉnh của Ukraine tuyên bố độc lập trước khi sáp nhập Nga.

Bộ Ngoại giao Nga hôm 29.9 tuyên bố: “Ngày 23-27 tháng 9, các cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức tại CHND Donetsk và Lugansk, các tỉnh Kherson và Zaporozhye về việc gia nhập các khu vực này vào thành phần Liên bang Nga. Kết quả thể hiện ý nguyện đã được tổng kết. Phần lớn những người đã bỏ phiếu 99,23% trong DNR; 98,42% trong LPR; 93,11% ở vùng Zaporozhye và 87,05% ở vùng Kherson - đã ủng hộ ý tưởng thống nhất các vùng này với Nga”.

Trước đó, tại cuộc họp với Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 26.4,Tổng thống Putin nhắc nhở rằng Luhansk và Donetsk đã có nền độc lập tương tự như phán quyết của Tòa án Quốc tế về tình hình ở Kosovo.

Ông Putin nói: "Cá nhân tôi đã đọc tất cả các tài liệu của Tòa án Quốc tế về tình hình ở Kosovo. Tôi nhớ rất rõ quyết định của tòa án quốc tế, trong đó nói rằng khi thực hiện quyền tự quyết, một lãnh thổ nhất định của bất kỳ quốc gia nào không có nghĩa vụ phải xin phép tuyên bố chủ quyền với các cơ quan trung ương của đất nước. Điều đó đã được áp dụng đối với Kosovo, và đây là quyết định của tòa án quốc tế. Mọi người cũng ủng hộ quyết định này".

Ông Putin nói thêm rằng Luhansk và Donetsk có quyền tuyên bố chủ quyền như thế mà không cần sự cho phép của chính quyền trung ương "vì một tiền lệ đã được đặt ra". Đó chính là tiền lệ mà cách đây 12 năm, ông Biden đã lo ngại.

Phát biểu trước Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 27.9 tuyên bố sẽ không công nhận kết quả trưng cầu dân ý ở các vùng trên và không đàm phán với Nga sau khi Moscow tiến hành "trưng cầu dân ý" sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine.

Bài liên quan
Nga vừa chính thức công nhận độc lập với Kherson và Zaporizhzhia, còn Donetsk và Luhansk thì sao?
Ngày 30.9, cổng thông tin pháp lý chính thức của Nga cho biết Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh công nhận độc lập và chủ quyền của các vùng Kherson và Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
TP.HCM cần làm gì để đột phá trong tăng trưởng kinh tế?
Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng 8,3% vẫn chưa phải là cao so với tiềm năng của TP.HCM. Thành phố có thể hướng đến mục tiêu tăng trưởng cao hơn nhiều, trên 10%, thậm chí cao hơn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga chính thức dùng vấn đề Kosovo “thích độc lập” để giải thích vụ sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine