Trang 7news của Úc vừa có bài viết ca ngợi công tác chống dịch COVID-19 của Việt Nam.

Báo Úc ca ngợi hiệu quả chống COVID-19 của Việt Nam

13/04/2020, 12:13

Trang 7news của Úc vừa có bài viết ca ngợi công tác chống dịch COVID-19 của Việt Nam.

Một địa phương bị cách ly không cho dịch lây lan - Ảnh: Internet

Mặc dù có chung biên giới với Trung Quốc, nhưng Việt Nam nhờ sự kết hợp hành động quyết đoán sớm, xét nghiệm rộng rãi, thực hiện cách ly mạnh mẽ và đoàn kết xã hội, cho đến nay đã tránh được sự tàn phá như ở châu Âu và Mỹ. Với số ca nhiễm coronavirus chỉ hơn 200, phản ứng của Việt Nam đối với đại dịch đã nhận được lời khen ngợi từ Tổ chức Y tế thế giới - WHO.

Thống kê chính thức cho thấy hiện có hơn 75.000 người bị cách ly. Cho đến nay, Việt Nam đã tiến hành hơn 121.000 xét nghiệm, và chỉ ghi nhận có 260 ca nhiễm bệnh.

Và tới giờ, vẫn chưa có ca tử vong liên quan đến coronavirus và tỷ lệ lây nhiễm vẫn thấp hơn đáng kể so với Hàn Quốc, Singapore hay Đài Loan - những nơi được truyền thông thế giới ca ngợi rộng rãi về các phản ứng hiệu quả đối với đại dịch.

Ông Kidong Park, đại diện của WHO tại Việt Nam, tin rằng phản ứng sớm của Việt Nam đối với khủng hoảng là rất quan trọng. Ông Park nói: "Việt Nam đã đối phó với dịch bệnh này sớm và chủ động. Các xét nghiệm đầu tiên được tiến hành vào đầu tháng 1 - ngay sau khi các ca nhiễm ở Trung Quốc bắt đầu được báo cáo”.

Ảnh chụp màn hình bài viết trên 7news

Việt Nam đã nhanh chóng thành lập một Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống và kiểm soát COVID-19 dưới sự điều hành của một phó thủ tướng và ngay lập tức thực hiện kế hoạch đối phó tầm cỡ quốc gia.

Mặc dù số lượng ca được ghi nhận ít, Việt Nam vẫn tiến hành phong tỏa trên toàn quốc vào ngày 1.4. Đó là một phản ứng nhanh và quyết đoán hơn nhiều so với những gì ta đã thấy ở Anh hoặc Ý, nơi hàng ngàn ca xuất hiện mỗi ngày trước khi có lệnh phong tỏa.

Ở những nơi khác, các chính phủ đã thi hành phong tỏa để đối phó với dịch bệnh hoành hành. Việt Nam cũng đã làm như vậy để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng.

Phần lớn thành công của Việt Nam có thể do xã hội đồng lòng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây đã mô tả những nỗ lực của Việt Nam trong việc ngăn chặn coronavirus là "cuộc tổng tấn công mùa xuân năm 2020" thể hiện thái độ nghiêm túc như bước vào cuộc chiến.

Nguyen Van Trang, một nhà kinh tế tại Hà Nội, dẫn lời cha mẹ cô cho biết mức độ tuân thủ, kỷ luật và đoàn kết của người dân chưa bao giờ cao như vậy kể từ sau chiến tranh.

Các trường học Việt Nam đã bị đóng cửa kể từ tháng 1 và việc thực hiện kiểm dịch hàng loạt bắt đầu vào ngày 16.3. Kể từ đó, hàng chục ngàn người nhập cảnh từ các quốc gia bị ảnh hưởng nặng phải trải qua quá trình cách ly bắt buộc trong các khu tập trung theo kiểu nhà binh. Đến ngày 25.3, các chuyến bay quốc tế đã ngừng hoàn toàn. Không có sự nới lỏng của những hạn chế này. Phần lớn các chuyến bay nội địa, xe lửa và xe buýt đã bị dừng hoạt động.

Thủ tục truy vết của người Việt Nam cũng đã được chứng minh là rất quan trọng trong việc chống lại dịch bệnh. Ông Park kể: "Lớp đầu tiên phải chịu cách ly và điều trị tại bệnh viện là những người được xác nhận là có nhiễm vi rút (coronavirus) hoặc những người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm vi rút".

Ông Park còn cho biết: “Bất cứ ai đã tiếp xúc trực tiếp với một trường hợp được xác nhận (gọi là F1) đều phải đối mặt với việc cách ly bắt buộc. Biện pháp này thậm chí còn mở rộng đến các liên hệ của F1, những người (gọi là F2) cũng được yêu cầu tự cách ly. Ở lớp cuối là cộng đồng, khu phố hoặc các tòa nhà nơi phát hiện các trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh cũng bị cách ly”.

Những người không chịu cách ly theo quy định có thể đối mặt với án phạt nặng. Mặc dù các biện pháp nghiêm ngặt này đã mang lại một kết quả tương đối thành công, nhưng vẫn còn phải xem liệu Việt Nam hay các quốc gia khác có phản ứng tương tự có thể ngăn chặn sự lây lan của vi rút trong thời gian dài hay không.

Đại diện của WHO khẳng định: "Chúng tôi không thể đưa ra dự đoán, nhưng có thể nói rằng diễn biến của đại dịch sẽ được xác định bởi các hành động mà các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đang thực hiện".

Hiện nay, Úc ghi nhận có 6.313 ca dương tính với COVID-19 và 61 ca tử vong. Tại khu vực Đông Nam Á, Malaysia vẫn là nước dẫn đầu về số ca nhiễm 4,683 và đã có 76 người tử vong vì COVID-19. Philippines có số ca nhiễm gần bằng Malaysia 4,648 nhưng số ca tử vong lại cao vượt trội 297. Dù vậy, nước có ca tử vong cao nhất khu vực Đông Nam Á là Indonesia với 373 ca dù số ca nhiễm của họ xếp thứ 3 khu vực: 4,241. Thậm chí, số ca tử vong của Indonesia tính tới giờ còn cao hơn cả số ca hồi phục.

Thái Lan và Singapore ghi nhận số ca nhiễm khá sát nhau. Trong khi Thái Lan có số ca nhiễm là 2,551 thì Singapore có số ca nhiễm là 2.532. Nhưng tại Thái Lan đã có 38 người tử vong với COVID-19 còn Singapore mới có 8 ca tử vong mà thôi.

Trong khi đó, Myanmar là nước ghi nhận có người nhiễm COVID-19 khá muộn (mãi đến 23.3 mới thông bao xác nhận ca đầu tiên) nhưng hiện giờ mới ghi nhận 39 ca nhiễm nhưng đã có 4 người tử vong và chỉ 2 người khỏi bệnh.

Anh Tú (lược dịch)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
7 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Úc ca ngợi hiệu quả chống COVID-19 của Việt Nam