Những thập kỷ gần đây chúng ta chứng kiến nhiều công nghệ xây dựng mới nhằm xâm chiếm các bãi biển như công trình nổi, hạ tầng mềm nhằm gia cố đường bờ biển hay nhằm duy trì sự tồn tại dưới mực nước biển như hạ tầng quản lý nước kết hợp không gian công cộng.

Bảo vệ quyền tiếp cận bờ biển tự do cho cư dân

ThS-KTS.Trịnh Minh Hiếu/NĐT | 02/11/2020, 06:46

Những thập kỷ gần đây chúng ta chứng kiến nhiều công nghệ xây dựng mới nhằm xâm chiếm các bãi biển như công trình nổi, hạ tầng mềm nhằm gia cố đường bờ biển hay nhằm duy trì sự tồn tại dưới mực nước biển như hạ tầng quản lý nước kết hợp không gian công cộng.

Theo Piquard (1973), du lịch và công nghiệp, đô thị và giao thông, tất cả đều muốn chạm vào ranh giới kỳ diệu, nơi đất và nước kết hợp với nhau […]. Một cuộc đua bê tông hóa đang diễn ra, đẩy cao giá bất động sản và loại bỏ các chức năng kém hiệu quả (về kinh tế).

Thực vậy, những thập kỷ gần đây chứng kiến nhiều công nghệ xây dựng mới nhằm xâm chiếm các bãi biển như công trình nổi, hạ tầng mềm nhằm gia cố đường bờ hay nhằm duy trì sự tồn tại dưới mực nước biển như hạ tầng quản lý nước kết hợp không gian công cộng. Chúng được phát minh để đón nhận những cuộc di dân ngày một lớn hơn, những siêu du thuyền và tàu chở hàng trọng tải lớn.

Tuy nhiên, diễn tiến này hạn chế, thậm chí là gạt bỏ khả năng tiếp cận của người dân đến bờ biển như một hiện tượng bất bình đẳng, tại chính nơi sinh sống bản địa của họ. Đó là bất bình đẳng không chỉ khi đối mặt với những phiền toái và rủi ro, mà còn về việc tiếp cận các lợi ích của một vùng lãnh thổ như “các tiện nghi môi trường và đô thị", cụ thể là "khả năng bất bình đẳng của việc di chuyển trong thành phố, sử dụng không gian công cộng và hàng hóa, khả năng tiếp cận dịch vụ", cũng như “khả năng không đồng đều giữa việc lựa chọn nơi ở và thực hiện các con đường dân cư” (Kolb, 2016).

Hơn nữa, bất bình đẳng trong khoảng cách tiếp cận với biển cũng thể hiện trong việc tỷ lệ thuận với giá đất (Deboudt, 2010), thu nhập và thậm chí cả tuổi thọ (ONML, 2014). Theo Kolb (2016), bờ biển là không gian “giải trí tự nhiên”, không cần ở gần nhưng cần đảm bảo khả năng tiếp cận với các tiện nghi hoạt động giải trí như lướt sóng, câu cá, đạp xe và tắm biển.

Bờ biển luôn là không gian chính trị nổi bật, không nên trở thành sở hữu tư nhân dưới tác động của thị trường hay kẻ chiếm hữu đầu tiên (Merckelbagh, 2009). Ví dụ, Điều 2122-1 Luật Tài sản công (CGPPP) của Pháp quy định rằng không ai có thể chiếm quyền sở hữu không gian công cộng, trừ khi có ủy quyền của người có thẩm quyền, hay sử dụng vượt quá quyền sử dụng chung […] và rằng quyền sử dụng này chỉ là tạm thời và luôn có thể được cơ quan quản lý thu hồi. Đây là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về bờ biển như quyền tiếp cận bờ biển tự do của dân cư tại bãi biển Vernes và bãi bỏ thu phí sử dụng cabin thay đồ tại bãi biển Trouville vào thế kỷ 19.

phuquoc.jpg

Người dân bản địa Phú Quốc từng bức xúc vì bị các khu du lịch hạn chế tiếp cận bãi biển. Ảnh: T.M

Dẫu vậy, những quy định này vẫn dần bị bó hẹp trong một số phạm vi nhất định dưới sức ép của đô thị hóa, tư nhân hóa và chỉnh trang đô thị. Theo báo cáo “đường bờ biển Pháp, viễn cảnh phát triển” của Piquard (1973) gửi DATAR, ông chủ trương “quy hoạch theo chiều sâu” có nghĩa là các chức năng đô thị không nhất thiết phải nằm trên đường bờ và các thành phố cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau. Hiện tại, nước Pháp đã thành công trong việc bảo vệ 170.000 ha hệ sinh thái đới bờ và xây dựng 4.600km đường mòn ven biển sau 40 năm ra đời Luật Đường bờ và Viện bảo tồn không gian đới bờ và hồ nước ngọt.

Các nhà hoạch định hiện đang xây dựng một viễn cảnh phát triển về một khu vực đới bờ phát triển, kết nối liên tục, đảm bảo khả năng tiếp cận đường bờ và hài hòa với hệ sinh thái tự nhiên được gọi là các cluster đô thị biển. Các dạng mô hình phát triển như đô thị du lịch bền vững, đô thị sinh thái, đô thị sáng tạo, trung tâm tài chính quốc tế và đô thị cảng thông minh được xây dựng khắp tại các khu vực đới bờ trên thế giới và trở thành các “cửa ngõ” của các quốc gia để tiến đến viễn cảnh này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bảo vệ quyền tiếp cận bờ biển tự do cho cư dân