Sáng 8.8, Tòa án Nhân dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội (Tòa án Mỹ Đức) đưa 14 cựu lãnh đạo xã Đồng Tâm và cán bộ huyện Mỹ Đức ra xét xử các tội: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Dự kiến phiên tòa diễn ra trong 2 ngày.
Theo Dân Trí, vào 10h5,HĐXX bước vào phần xét hỏi. Trả lời thẩm vấn đầu tiên, bị cáo Nguyễn Văn Đức cho rằng cáo trạng có điểm chưa đúng với thực tế.
"Cáo trạng nêu bị cáo đã được nhận đất nhưng thực tế bị cáo chưa được nhận đất. Bị cáo được cấp giấy chứng nhận nhưng thực tế chưa được giao đất.”. - bị cáo Đức khai trước tòa và cho biết, “sổ đỏ” trên đứng tên vợ bị cáo. Đầu năm 2013, bị cáo đã giao nộp sổ đỏ trên cho UBND huyện Mỹ Đức.
Bị cáo Nguyễn Văn Khang, nguyên kế toán ngân sách xã Đồng Tâm, khẳng định, nội dung cáo trạng đúng với sai phạm của bản thân, không có oan sai. Bị cáo nhận thức được, bản thân không phải là đối tượng được cấp đất nhưng vẫn ký vào đơn xin mua đất nhằm chiếm dụng đất là sai. “Bị cáo chưa được nhận đất thực tế, chưa biết là chỗ nào nên chưa sử dụng, không biết hiện trạng đất và không chuyển nhượng cho ai. Sau năm 2013, khi có đơn khiếu nại, tôi viết đơn xin thôi không mua suất đất đó.” - bị cáo Khang khai nhận.
Đối với việc giao, cấp, đấu giá đất trái thẩm quyền, với chức trách là kế toán ngân sách xã, bị cáo Khang đã nghiệm thu toàn bộ số tiền ng dân nộp, nộp toàn bộ vào ngân sách.
Bùi Văn Dũng, nguyên Trưởng ban Tài chính xã Đồng Tâm, khai nhận, diện tích đất được cấp sai được đứng tên con bị cáo, hiện vẫn chưa sử dụng vào việc gì. Bùi Văn Dũng được xác định đã trực tiếp ký biên bản hợp thức việc thống nhất của Đảng ủy, HĐND và UBND xã về việc chia đất cho 10 cán bộ ngày 10.12.2002. Dũng đã được nhận đất và làm thủ tục để UBND xã hợp thức, lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), UBND huyện đã ra quyết định cấp GCNQSDĐ. Về hành vi ký biên bản trên, bị cáo Dũng cho rằng mình không có nhận thức đầy đủ về việc giao, cấp đất trên. Quá trình bị điều tra, truy tố, được các điều tra viên giải thích, bị cáo mới nhận ra sai phạm của mình.
Trước vành móng ngựa, bị cáo Bùi Văn Hồng, nguyên Xã đội trưởng, thừa nhận cáo trạng truy tố đúng hành vi bị cáo đã thực hiện. Tuy nhiên, bị cáo cũng khai rằng, bản thân bị cáo chỉ biết mình được giao đất ở khu đó chứ thực tế không biết chính xác là chỗ nào. Bị cáo trả lời vòng vo về việc dù biết không có hội nghị thống nhất của Đảng ủy, HĐND và UBND xã về việc chia đất cho 10 cán bộ ngày 10.12.2002 nhưng vẫn ký. Sau khi xảy ra khiếu nại tố cáo, năm 2013, bị cáo làm đơn trả, không mua nữa dù đã được làm “sổ đỏ”. Bị cáo Hồng cho rằng, bị cáo còn hạn chế nhận thức về pháp luật, về quản lý đất đai nên thời điểm đó, được các “anh ấy” quan tâm thì bị cáo cứ nhận, giờ mới biết là sai.
Khai trước tòa, bị cáo Nguyễn Tiến Triển, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm, cho rằng, một số nội dung cáo trạng truy tố chưa đúng.
“Cụ thể, nội dung bị cáo đồng ý với chủ trương chia đất cho cán bộ xã mà không thu tiền là không đúng. Đó là thống nhất bán cho anh em đất thừa, có thu tiền. Nội dung tôi đồng ý chủ trương đấu giá đất, vụ lợi 1,7 tỷ là không đúng. Nội dung tôi hưởng lợi 2 suất không phải nộp tiền sử dụng đất là chưa đúng.” - bị cáo Triển khai.
Theo lời khai của bị cáo Triển, thực hiện kế hoạch giao đất số 868, còn một diện tích đất thừa, “nghĩ đó là “đất ế”, các anh ấy đề xuất, giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, thấy hợp lý nên bị cáo đã đồng ý chủ trương giao đất cho cán bộ.”.
Về “tiêu chuẩn” được cấp đất, bị cáo Triển khai bản thân không có nhu cầu nên đã “nhường” suất đất này cho một người cháu.
“Nếu không phải Bí thư Đảng ủy xã, liệu bị cáo có được xét duyết giao, cấp đất không?” - chủ tọa vặn hỏi.
“Trong văn bản thống nhất bán đất cho cán bộ, bị cáo là cán bộ thì được phân, tôi không có nhu cầu nên nhường cho người cháu. Việc cấp đất như thế nào tôi không nắm rõ, chỉ biết là sau này số đất bán cho cán bộ đều được cấp GCNQSDĐ.” - bị cáo Triển khai nhận.
Vào 9h, đại diện Viện KSND huyện Mỹ Đức công bố cáo trạng truy tố các bị can. 10 bị can nguyên là cán bộ xã Đồng Tâm bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Các bị can nguyên là cán bộ huyện Mỹ Đức bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo cáo trạng truy tố, từ năm 2002 đến năm 2013, do buông lỏng công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai tại địa bàn xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), Nguyễn Văn Bột, Nguyễn Văn Sơn, Lê Đình Thuần, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Tiến Triển và một số cán bộ nguyên là chủ chốt của xã vì động cơ vụ lợi đã thực hiện việc cấp, giao đất trái thẩm quyền, hợp thức đất lấn chiếm cho một số hộ dân trái quy định.
Các cán bộ này mỗi người được hưởng lợi 2 suất đất với tổng diện tích từ hơn 260 đến 334 m2 mà không phải nộp tiền đất.
Cáo trạng của Viện KSND huyện Mỹ Đức cũng xác định, các cán bộ văn phòng đăng ký đất đai huyện Mỹ Đức và Phòng Tài nguyên - môi trường huyện đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định, thẩm tra nguồn gốc đất, dẫn đến việc ký xác nhận không có căn cứ.
Theo Hà Nội Mới, vào 8h30, HĐXX tạm nghỉ để hội ý và cho rằng, sự vắng mặt của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan không ảnh hưởng đến phiên tòa. Việc triệu tập đại diện hội đồng định giá, phiên tòa diễn ra trong nhiều ngày, nếu thấy cần thiết sẽ cho triệu tập.
Sau phần kiểm tra căn cước các bị cáo, chủ tọa phiên toà phổ biến quyền, nghĩa vụ của các bị cáo, người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan, các luật sư bào chữa tại phiên tòa...
Vào đúng 8h5 phiên tòa bắt đầu diễn ra dưới sự chủ trì của thẩm phán Bùi Đức Hiệp. Do 15/19 người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan vắng mặt nên luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Tiến Triển cho rằng sự vắng mặt này nếu gây ảnh hưởng đến phiên tòa thì nên hoãn, còn không ảnh hưởng thì HĐXX vẫn tiến hành xét xử từng phần và áp dụng biện pháp áp giải nếu cần thiết.
Bày tỏ quan điểm về sự vắng mặt của phần lớn những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan, vị đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa nêu, trong quá trình điều tra, những người này đã có lời khai nên sự vắng mặt không ảnh hưởng đến quá trình xét xử. HĐXX sẽ công bố lời khai vào thời điểm phù hợp.
14 bị cáo đều có mặt tại phòng xử án. Có 6 luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa. Nhiều người có mặt tại phiên tòa với tức cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nhân chứng.
Phòng xét xử chật, tòa đã bố trí hai loa phát thanh để người dân bên ngoài có thể theo dõi diễn biến của vụ án.
Ngay từ sáng sớm, nhiều người dân quan tâm vụ án có mặt trước cổng tòa án, tuy nhiên, chỉ những người được triệu tập, người có liên quan mới được vào phòng xử án. Việc kiểm tra an ninh chặt chẽ.
Các bị cáo tại ngoại đến tòa từ khá sớm, hai bị cáo bị tạm giam gần 8 giờ cũng được xe thùng đưa vào phòng xét xử.
14 bị can bị truy tố :
1. Nguyễn Văn Sơn (SN 1958, ở Mỹ Đức, Hà Nội), nguyên Chủ tịch xã Đồng Tâm.
2. Lê Đình Thuần (SN 1956), nguyên Chủ tịch UBND xã
3. Nguyễn Xuân Trường (SN 1959), nguyên cán bộ địa chính xã
4. Nguyễn Tiến Triển (SN 1954), nguyên Bí thư Đảng ủy xã
5. Nguyễn Văn Bột (SN 1955), nguyên Chủ tịch UBND xã
6. Nguyễn Văn Đức (SN 1965), nguyên Chủ tịch UBND xã
7. Bùi Văn Dũng (SN 1958), nguyên Trưởng ban tài chính xã
8. Bùi Văn Hồng (SN 1958), nguyên xã đội trưởng
9. Nguyễn Văn Minh (SN 1960), nguyên Trưởng Công an xã
10. Nguyễn Văn Khang (SN 1965), nguyên kế toán ngân sách xã
11. Phạm Hữu Sách (SN 1965), nguyên Trưởng Phòng TN&MT huyện Mỹ Đức
12. Đinh Văn Dũng (SN 1959), nguyên Giám đốc văn phòng đăng ký đất đai huyện
13. Bạch Văn Đông (SN 1974), nguyên Phó giám đốc văn phòng đăng ký đất đai huyện
14. Trần Trung Tấn (SN 1975), cán bộ văn phòng đăng ký đất đai huy